Điều trị ARV cho trẻ nhiễm HIV

Một phần của tài liệu Tình trạng nhiễm HIV và chăm sóc, điều trị ARV cho trẻ dưới 18 tháng tuổi sinh ra từ mẹ nhiễm HIV tại Việt Nam, 2010- 2013 (Trang 35)

1.2.2.1.Nguyên tắc điều trị ARV cho trẻ nhiễm HIV

Điều trị ARV sớm cho trẻ ngay sau khi phát hiện nhiễm HIV cùng với đảm bảo tuân thủ điều trị là yếu tố quan trọng nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở trẻ và giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. Trong một nghiên cứu đánh giá sự ức chế tải lượng virus khi điều trị ARV sớm trong vài ngày đầu tiên từ khi sinh cho thấy không những đạt được sự ức chế virus mà không phát hiện thấy kháng thể kháng HIV [87], [88].

Trong nghiên cứu CHER về hiệu quả điều trị ARV sớm tại Nam Phi cho thấy, nếu điều trị ARV ngay tuần thứ 6 đến tuần thứ 12 sau khi sinh thì tỷ lệ sống sót lúc 12 tháng là 96%. Tổng kết chung của nghiên cứu này là, phát hiện sớm nhiễm HIV và điều trị sớm ARV giảm tỷ lệ tử vong đến 76% và tiến triển các biểu hiện nhiễm HIV đến 75% [109]

Biểu đồ 1.4. Tử vong ở nhóm trẻ được điều trị muộn và điều trị sớm

Nguồn: Violari A., Cotton M. F., Gibb D. M. et al (2008) [109].

Ngoài ra, điều trị ARV sớm còn giúp cho trẻ phát triển tâm thần và thể chất bình thường [71]. Từ trước năm 2008 theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, điều trị ARV cho trẻ nhiễm HIV bao gồm trẻ dưới 18 tháng tuổi

Điều trị muộn Điều trị sớm Hầu hết các trường hợp tử

vong trong 6 tháng đầu

P= 0,0002 Tuổi của trẻ (tháng) T ỷ l ệ tử von g

phải dựa vào %TCD4 và có biểu hiện lâm sàng [115], sau đó có các điểm chỉnh sửa dựa trên các nghiên cứu trên thế giới, đặc biệt bằng chứng từ nghiên cứu CHER, điều trị ARV được thực hiện sớm ngay từ những tuần đầu của cuộc đời bất kể TCD4 hay giai đoạn lâm sàng [116], [118], [119].

Tuân thủ điều trị ARV giúp duy trì nồng độ thuốc đủ để ức chế sự nhân lên của HIV trong máu. Trong điều trị ARV tuân thủ điều trị ARV phải đạt được trên 95%. Có nhiều rào cản ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị ARV ở trẻ nhiễm HIV. Do đó cần phải nỗ lực để tăng cường điều trị ARV sớm và hỗ trợ tuân thủ điều trị ARV để có thể đạt được kết tủa tối ưu trong điều trị.

1.2.2.2.Tiêu chuẩn điều trị thuốc kháng retrovirus ở trẻ em

Khuyến cáo tiêu chuẩn điều trị ARV cho trẻ em của WHO 2013 [119]

- Đối với trẻ nhiễm HIV dưới năm tuổi, nên bắt đầu điều trị ARV không phụ GĐLS hay TCD4.

- Đối với trẻ nhiễm HIV từ năm tuổi trở lên, nên điều trị cho trẻ có số tế bào TCD4 ≥ 500 tế bào/mm3, không phụ thuộc GĐLS.

- Đối với trẻ nhiễm HIV có triệu chứng bệnh nặng hoặc tiến triển (GĐLS 3 hoặc 4), nên điều trị bất kể độ tuổi và số tế bào TCD4.

- Đối với trẻ dưới 18 tháng tuổi, điều trị ARV ngay khi có kết quả xét nghiệm PCR dương tính, khi chẩn đoán lâm sàng bệnh nặng nhiễm HIV.

1.2.2.3.Tiêu chuẩn điều trị ARV cho trẻ nhiễm HIV tại Việt Nam [6], [9]

Đối với trẻ dưới 18 tháng tuổi:

- Trẻ phơi nhiễm có xét nghiệm PCR lần 1 dương tính cần được điều trị ARV ngay, đồng thời lấy mẫu máu thứ hai xét nghiệm PCR khẳng định. - Có xét nghiệm kháng thể kháng HIV dương tính và được chẩn đoán lâm

1.2.2.4.Theo dõi kết quả điều trị ARV cho trẻ nhiễm HIV

Các nội dung theo dõi trẻ nhiễm HIV đang điều trị ARV đang được điều trị bằng ARV [3], [6], [115], [116]

- Theo dõi tiến triển lâm sàng, đánh giá sự phát triển thể chất và tinh thần, các bệnh lý NTCH, phát hiện sớm tác dụng phụ và xử trí kịp thời.

- Đánh giá tuân thủ điều trị ARV và tìm hiểu các rào cản của tuân thủ điều trị và hỗ trợ tuân thủ điều trị liên tục

- Xét nghiệm theo dõi điều trị bằng ARV: xét nghiệm thường quy, số lượng và tỷ lệ % TCD4. Xét nghiệm tải lượng HIV cho các trường hợp nghi thất bại điều trị. Xét nghiệm tải lượng HIV định kỳ cho bệnh nhân để đánh giá tỷ lệ bệnh nhân điều trị ARV có tải lượng HIV dưới ngưỡng chưa được triển khai tại Việt Nam.

- Tình trạng trẻ tử vong, bỏ trị và duy trì điều trị ARV

Một phần của tài liệu Tình trạng nhiễm HIV và chăm sóc, điều trị ARV cho trẻ dưới 18 tháng tuổi sinh ra từ mẹ nhiễm HIV tại Việt Nam, 2010- 2013 (Trang 35)