Hoàn thiện việc áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đố

Một phần của tài liệu Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam trên cơ sở các số liệu địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 79)

với ngƣời chƣa thành niên phạm tội

Nhƣ Tác giả đã phân tích tại nội dung thứ nhất của biện pháp cải tạo không giam giữ vô tình chung các nhà làm luật đã hạn chế biện pháp cải tạo không giam giữ dành cho NCTN phạm tội ở lứa tuổi từ đủ 14 đến dƣới 16 tuổi. Tác giả xin đƣa ra các lập luận nhƣ sau:

BLHS hiện hành không quy định một điều luật riêng về nội dung và điều kiện áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với NCTN phạm tội. Điều 73 BLHS quy định hình phạt cải tạo không giam giữ, nhƣng cũng không quy định về nội dung và điều kiện áp dụng. Do đó, về nội dung và điều kiện áp dụng của loại hình phạt này khi áp dụng với NCTN phạm tội vẫn theo quy định tại 31 BLHS. Cả hai điều này đều đƣợc áp dụng chung cho cả NCTN và ngƣời đã thành niên phạm tội, trong khi TNHS của hai loại chủ thể này theo quy định của BLHS là khác nhau.

Trong mọi trƣờng hợp việc xử lý NCTN phạm tội luôn tuân thủ nguyên tắc đƣa mục đích giáo dục, cải tạo lên hàng đầu với chính sách giảm nhẹ đặc biệt hơn so với ngƣời đã thành niên phạm tội cho dù các tình tiết phạm tội khác là tƣơng đƣơng. Vì vậy, hình phạt cải tạo không giam giữ chỉ có thể áp dụng đối với NCTN phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dƣới 18 vì hai hình phạt này chỉ áp dụng đối với tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng; trong khi NCTN phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dƣới 16 chỉ phải chịu TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (Điều 12 BLHS). Chính vì vậy, Điều 31 BLHS hiện hành đã loại các đối tƣợng là NCTN phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dƣới 16 tuổi ra khỏi phạm vị áp dụng của hình phạt cải tạo không giam giữ. Theo Tác giả đây là sự không công bằng, bởi vì trong nguyên tắc cơ bản xử lý NCTN phạm tội đƣợc quy định tại Điều 69 BLHS, các nhà làm luật đã hạn chế đến mức thấp nhất việc truy cứu TNHS đối với NCTN phạm tội, hạn chế áp dụng hình phạt tù, ƣu tiên áp dụng các hình phạt không tƣớc tự do. Do đó, Tác giả kiến nghị cần mở rộng phạm vị áp dụng các hình phạt cải tạo không giam giữ cho NCTN phạm tội thay vì thu hẹp đối tƣợng đƣợc áp dụng hai hình phạt này nhƣ quy định tạo Điều 31 BLHS.

Trong trƣờng hợp NCTN từ đủ 14 tuổi đến dƣới 16 tuổi đƣợc áp dụng Điều 47 BLHS “…trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt

hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc

chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn…”. Nếu hình phạt thuộc

loại nhẹ hơn cải tạo không giam giữ thì cũng không đƣợc áp dụng đối với NCTN phạm tội trong độ tuổi từ đủ 14 đến dƣới 16 tuổi (Điều 31 BLHS).

Tác giả kiến nghị cần bổ sung thêm điều kiện áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với NCTN phạm tội khác các điều kiện áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với ngƣời đã thành niên phạm tội: “Trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ, đủ điều kiện áp dụng Điều 47 BLHS, Tòa án có thể áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ mà không cần phải tuân theo

quy định chung, nếu xét thấy không cần thiết áp dụng hình phạt tù”. Đây là

quy định có hƣớng mở đối với NCTN phạm tội.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam trên cơ sở các số liệu địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)