0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Hoàn thiện việc áp dụng các hình phạt đối với ngƣời chƣa thành

Một phần của tài liệu TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TRÊN CƠ SỞ CÁC SỐ LIỆU ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 77 -77 )

ĐỐI VỚI NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI

3.1.1 Hoàn thiện việc áp dụng các hình phạt đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội thành niên phạm tội

BLHS hiện hành và cụ thể tại mục a có quy định về hình phạt áp dụng đối với NCTN phạm tội, Tác giả nhận thấy hạn chế của Điều 71 BLHS

Theo quy định tại Điều 71 BLHS có bốn hình phạt đƣợc áp dụng đối với NCTN phạm tội đó là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ và cuối cùng là tù có thời hạn, theo Tác giả quy định này có nhiều điểm chƣa đƣợc hợp lý. Cụ thể nhƣ:

Thứ nhất, ngoài bốn hình phạt đƣợc quy định tại Điều 71 BLHS vẫn

còn một hình phạt khác đƣợc áp dụng đối với NCTN phạm tội là ngƣời nƣớc ngoài, đó là hình phạt trục xuất đƣợc áp dụng với tƣ cách là hình phạt chính (Điều 28 BLHS). Điều 71 BLHS sử dụng thuật ngữ “…chỉ bị áp dụng…”, việc sử dụng thuật ngữ này đã khẳng định ngoài bốn hình phạt đƣợc quy định tại tại Điều 71 thì không đƣợc áp dụng hình phạt khác đối với NCTN phạm tội. Vì vậy, khi Tòa án tuyên áp dụng hình phạt trục xuất đối với NCTN phạm tội (Điều 32 BLHS) là ngƣời nƣớc ngoài thì không đảm bảo tính pháp lý. Tác giả kiến nghị bổ sung hình phạt trục xuất vào quy định tại Điều 71 BLHS.

Việc bổ sung thêm hình phạt trục xuất tại Điều 71 BLHS nhằm đảm bảo căn cứ pháp lý khi áp dụng hình phạt trục xuất đối với NCTN là ngƣời nƣớc ngoài, việc áp dụng các hình phạt cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn đối với NCTN phạm tội là ngƣời nƣớc ngoài sẽ gây ra nhiều khó khăn cho các cơ quan thực thi pháp luật của nƣớc ta nhƣ: rào cản ngôn ngữ, điều kiện giam giữ, chế độ cải tạo, … Do đó, có thể làm giảm hoặc mất đi mục đích cải tạo, giáo dục của các hình phạt.

Thứ hai, Tác giả kiến nghị cần bổ sung thêm một loại hình phạt ít

nghiêm trọng hơn hình phạt tù có thời hạn, nhƣng nghiêm khắc hơn hình phạt cải tạo không giam giữ với những điều kiện áp dụng “thoáng” hơn cả hình phạt cải tạo không giam giữ, đó là hình phạt “Cưỡng chế lao động

Hình phạt “Cưỡng chế lao động phục vụ cộng đồng” là một loại hình phạt không tƣớc tự do đối với ngƣời bị kết án, nhƣng buộc họ phải chịu sự giám sát, quản lý chặt chẽ của chính quyền địa phƣơng và gia đình tƣơng tự nhƣ hình phạt cải tạo không giam giữ. Đồng thời, hình phạt này cũng buộc ngƣời bị kết án phải có những khoảng thời gian lao động công ích phục vụ cộng đồng. Thời gian lao động phục vụ cộng đồng có thể từ một tuần đến ba tháng, việc chấp hành hình phạt không thực hiện tập trung một lần mà sẽ đƣợc trải dài theo quá trình chấp hành hình phạt của ngƣời bị kết án, có thể là mỗi tuần một ngày lao động công ích hoặc mỗi tháng năm ngày lao động công ích. Quy định “cưỡng chế lao động phục vụ cộng đồng” sẽ giúp NCTN nhận thức đƣợc ý nghĩa của việc lao động tạo ra của cải vật chất, từ đó giúp cho NCTN phạm tội thấy đƣợc giá trị của cuộc sống để họ phấn đấu vƣơn lên, cải tạo trở thành những công dân tốt có ích cho xã hội.

Khi áp dụng hình phạt “Cưỡng chế lao động phục vụ cộng đồng” Tòa án cũng cần phải lƣu ý đến độ tuổi của NCTN phạm tội, vì hình phạt này buộc NCTN phải lao động mà theo quy định của Bộ luật Lao động hiện hành thì ngƣời chƣa đủ 15 tuổi không thể tham gia vào các quan hệ lao động trừ một số trƣờng hợp đặc biệt Điều 164 của Bộ luật lao động 2012 quy định về sử dụng lao động dƣới 15 tuổi. Do đó, theo Tác giả hình phạt “Cưỡng chế lao

động phục vụ cộng đồng” chỉ nên áp dụng cho NCTN phạm tội từ đủ 15 đến

dƣới 18 tuổi khi phạm tội.

Một phần của tài liệu TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TRÊN CƠ SỞ CÁC SỐ LIỆU ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 77 -77 )

×