Liên quan tới tuổi, giới tính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình bệnh tật ở bệnh nhân điều trị nội trú tại Viện tim mạch Việt Nam trong thời gian 2003-2007 (Trang 74)

Trong khoảng thời gian 2003-2007, tỷ lệ giới nam/nữ ở nhóm thấp tim và các bệnh van tim do thấp là 0,67. Tỷ lệ bệnh nhân thấp tim và các bệnh van tim do thấp tăng dần theo tuổi ở cả 2 giới, gặp nhiều nhất ở nhóm tuổi 40-59, chiếm tỷ lệ 53%, ít gặp ở nhóm tuổi d−ới 20. Ngoại trừ nhóm d−ới 20 tuổi có tỷ lệ nam cao hơn nữ, còn các nhóm tuổi còn lại tỷ lệ nam đều thấp hơn nữ. Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Lê Hồng Anh, tỷ lệ nữ/nam=1,53 [2]. Tuy nhiên theo nghiên cứu của Phạm Hữu Hòa và cộng sự tại 9 tỉnh phía Bắc năm 1999 thì tỷ lệ nam/nữ=1 [14]. Sở dĩ có sự khác biệt này là do Phạm Hữu Hòa nghiên cứu tình hình thấp tim tại cộng đồng còn chúng tôi nghiên cứu tình hình mắc bệnh thấp tim trong bệnh viện. Tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi cao là do phần lớn bệnh nhân vào viện là do hậu quả của tổn th−ơng van tim do thấp. Điều này cho thấy sự cần thiết và vai trò quan trọng của ch−ơng trình phòng thấp Quốc gia cũng nh− vai trò của công tác tuyên truyền giáo dục đối với cộng đồng về thấp tim và các bệnh van tim do thấp. Theo nghiên cứu của V−ơng Sơn Thành [29] chỉ 64.3% đ−ợc tiêm phòng thấp đầy đủ, có đến 35.7% không đ−ợc tiêm phòng thấp đầy đủ.

Tuổi trung bình của nhóm BTTMCB trong nghiên cứu của chúng tôi là 62,9. Tỷ lệ nam/nữ là 2,22. 97,9% số bệnh nhân thuộc nhóm tuổi trên 40. Lứa

tuổi từ 60-79 chiếm tỷ lệ cao nhất 58,4%. Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu tại Viện Tim mạch Việt Nam trong giai đoạn 5 năm (1991-1995) khi nghiên cứu 130 tr−ờng hợp mắc bệnh mạch vành nằm viện tại Viện Tim mạch. [32]. Trong nghiên cứu này tuổi trung bình là 62,2, cao nhất là 89, thấp nhất là 34. Tuổi mắc bệnh chủ yếu là 40 trở lên, chiếm 99,2%, từ 30-40 tuổi chỉ có 1 bệnh nhân. 34 tuổi, chiếm 0,8%. Lứa tuổi từ 60-79 chiếm tỷ lệ cao nhất 65,3%, 40-59 là 39,3%. Nam chiếm 66,1% nữ chiếm 33,9%. Xem xét số bệnh nhân vào viện theo từng quý, thấy không có sự khác biệt một cách có quy luật về mùa trong năm đối với tính chất nặng của bệnh. NMCT tỷ lệ nam/nữ là 3/1 cao hơn trong tỷ lệ mắc bệnh động mạch vành chung là 2/1. Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ bệnh nhân trẻ mắc BTTMCB nhiều hơn, 181 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 2,19%. Kết quả này cho thấy xu h−ớng xuất hiện BTTMCB ở lứa tuổi ngày càng trẻ hơn và đặt ra vấn đề nên khám sàng lọc BTTMCB cho những ng−ời trên 40 tuổị

nhóm bệnh THA tuổi trung bình 62,6, tỷ lệ nam/nữ là 1,18. 90% số bệnh nhân nằm trong lứa tuổi trên 40, ít gặp ở nhóm tuổi d−ới 20. Nhóm bệnh THA vô căn chiếm tỷ lệ lớn nhất (77,1%). Nhóm THA thứ phát chiếm tỷ lệ nhỏ 22,9%. Nhóm THA vô căn chiếm 15,8% tổng số bệnh nhân nhập viện (7122/45176).Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả của Bùi Đức Long [20] nghiên cứu tiến hành với 9.301 ng−ời trên 18 tuổi tại 8 khu vực trên các huyện của tỉnh Hải D−ơng thuộc 3 vùng địa lý (nông thôn, miền núi, thành thị). Kết quả cho thấy, tỷ lệ mắc tăng huyết áp chung là 18,9% (nam 19,9%, nữ là 18,6%), tỷ lệ tăng dần theo độ tuổi (cao nhất là độ tuổi trên 60 chiếm 42,26%). Kết quả của chúng tôi cũng gần với kết quả của Trần Quỵ và cộng sự, năm 2000 có 3.989 bệnh nhân trong đó THA vô căn là 638 chiếm 16% [23]. Số bệnh nhân THA nhập viện tăng lên 1 phần phản ánh xu h−ớng gia tăng bệnh tăng huyết áp trong cộng đồng dân c−. Do vậy nên chú ý khám phát hiện sàng lọc THA cho những ng−ời trên 40 tuổị

Trong khoảng thời gian 2003-2007, tỷ lệ giới nam/nữ ở nhóm suy tim là 0,79. Tỷ lệ bệnh nhân suy tim tăng dần theo tuổi ở cả 2 giới, gặp nhiều nhất ở nhóm tuổi 49-59 (54,50%), ít gặp ở nhóm tuổi d−ới 20. ở tất cả các nhóm tuổi tỷ lệ nữ đều cao hơn nam. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Tô Văn Hải [16] tuổi càng cao, tỷ lệ mắc suy tim càng nhiều, nữ mắc nhiều hơn nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình bệnh tật ở bệnh nhân điều trị nội trú tại Viện tim mạch Việt Nam trong thời gian 2003-2007 (Trang 74)