xây dựng Hà Văn – Gia Lộc.
Từ khi thành lập từ việc tập trung vào khách hàng trên địa bàn Hà Nội đến bây giờ thị trường của công ty đã mở rộng ra các tỉnh thành khác như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Thanh Hóa... Sản phẩm công ty đưa đến đã được người tiêu dùng biết đến, và công ty đã và đang trở thành một lựa chọn tin cậy cho khách hàng lựa chọn. Có được kết quả kinh doanh với mạng lưới phân phối thuộc các tỉnh trên là sự nỗ lực, đầu tư đúng hướng của công ty, theo các quá trình phát triển, cụ thể như sau: Quy mô thị trường ngày càng mở rộng, ban đầu việc cung cấp sản phẩm cửa nhựa cho khu vực Hà Nội, sau đó công ty đã vươn rộng ra thị trường toàn bộ các tỉnh thành lân cận như: Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang,...Năm 2010 đánh dấu bước ngoặt lớn trong công tác thị trường của công ty. Công ty đã kí kết hợp đồng với các bạn hàng là chủ các dự án lớn: khu đô thị Ecopark, bệnh viện Thu Cúc. Đồng thời, công ty cũng chính thức bước chân vào thị trường miền Trung với điểm khởi đầu là thị trường Thanh Hóa. Tuy nhiên, sản phẩm của Công ty cung cấp là sản phẩm mới tại thị trường Việt Nam. Đây là sản phẩm "vào sau" trong các sản phẩm của các hãng lớn trong lĩnh vực cửa nhựa. Sản phẩm của Công ty gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm cùng loại như: Eurowindows, . Các sản phẩm này đã có bán rộng rãi trên thị trường Việt Nam nói chung và trên địa bàn Hà nội nói riêng và đã tạo dựng được hình ảnh, nhãn hiệu của mình. Do vậy, việc đưa thương hiệu HVWindows đến gần gũi hơn với người tiêu dùng là một thách thức lớn đối với công ty.
Giai đoạn 2008-2012 nền kinh tế nước ta có nhiều biến động, do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cuối năm 2008, đầu năm 2009 kéo theo sự suy thoái của nhiều ngành kinh tế trong cơ cấu kinh tế nước ta. Cùng gánh chịu những khó khăn chung trong thời kì khủng hoảng, các doanh nghiệp thuộc về lĩnh vực xây dựng nói chung đều gặp phải những sụt giảm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Vừa mới
ra đời chưa tròn 1 tuổi, HV Windows còn quá non trẻ về kinh nghiệm thương trường, thiếu vốn và nguồn lực có chuyên môn quản lý, công ty gặp khó khăn cả về thị trường nguyên liệu đầu vào và thị trường đầu ra. Do vậy, các hợp đồng từ các chủ công trình xây dựng có nhiều biến động trong giai đoạn 2010 - 2012. Vượt lên trên khó khăn, công ty cổ phần thương mại và xây dựng Gia Lộc – Hà Văn vẫn đạt được những thành tựu phát triển đáng kể thể hiện qua các con số về doanh thu, lợi nhuận trên các phân khúc thị trường qua các năm trong giai đoạn 2010 đến 2012 liên tục tăng.
Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp là sản xuất và thương mại.Hiện nay, tại thị trường nội địa, công ty chủ yếu cung cấp các sản phẩm của công ty tại một số tỉnh, thành phố như Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa,… Các sản phẩm phân phối chủ yếu của công ty là các sản phẩm thuộc về lĩnh vực xây dựng như cung cấp các loại cửa kính, cửa nhựa, cửa thủy lực và hoàn thiện các công trình xây dựng.
Bảng 2.1. Bảng kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị:triệu đồng
T
T Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1 Tổng doanh thu 4.171 5.044 5.597
2 Tổng chi phí 3.457 4.222 4.737
3 Lợi nhuận trước
thuế 714 822 860
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần thương mại và xây dựng Hà Văn - Gia Lộc.
Căn cứ vào số liệu trên ta thấy, cả doanh thu và lợi nhuận của công ty đều tăng từ năm 2010 đến năm 2012. Tuy nhiên có thể thấy mức tăng chi phí ở đây quá lớn. Do nhu cầu liên tục mở rộng thị trường, doanh nghiệp phải trả mức chi phí lớn cho việc mở rộng hệ thống phân phối bán, bao gồm cả các chi phí về lao động, vận chuyển, hoạt động xúc tiến bán. Hệ thống phân phối của công ty thực hiện trực tiếp tới các chủ công trình xây dựng, không thông qua đại lý trung gian. Vì vậy, việc tìm kiếm hợp đồng, các bạn hàng, nhất là các khu vực mở rộng thuộc các tỉnh lẻ như Bắc Giang, Yên Bái,... đòi hỏi mức đầu tư chi phí tương đối lớn.
Năm 2008 là năm đầu tiên công ty thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động. Lợi nhuận năm 2010 là 714 triệu đồng, đến năm 2012 tăng lên 860 triệu đồng.Có được
kết quả này là do, công ty đã đưa ra nhiều biện pháp để thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa như tăng cường các dịch vụ bảo hành các sản phẩm cho khách hàng, tăng chiết khấu cho các chi nhánh và nhân viên kinh doanh,… nên đã có nhiều khách hàng mới và khuyến khích được những chi nhánh phấn đấu đạt doanh thu cao.Do vậy, việc tiêu thụ các sản phẩm của công ty cũng tiến triển theo chiều hướng tốt. Cùng với sự phát triển về quy mô, các trang thiết bị máy móc hiện đại, tăng khả năng chuyên môn hóa ở các khâu, công ty luôn đạt doanh số tăng qua các năm, đến năm 2012 doanh thu đạt 5.597 triệu đồng.