NGUYÊN TẮC BỐ TRÍ VÁCH CỨNG:
Đối với nhà không cao quá 40m, nếu phương án kiến trúc được coi là tối ưu thì bố trí vách cứng tùy thuộc vào kiến trúc.
Đối với nhà cao trên 40m thì việc bố trí hệ vách cứng phải tuân theo những yêu cầu chặt chẽ sau:
◦ Cần phối hợp chặt chẽ với kiến trúc, cần tăng chiều dày vách hơn là bố trí quá nhiều vách.
◦ Có ít nhất 3 vách cứng không đồng quy. ◦ Mặt bằng nhà nên bố trí đối xứng qua 2 trục.
Khi không thỏa mãn, cố gắng đảm bảo khoảng cách từ tâm cứng đến tâm hình học của nhà là bé nhất.
2.4 CÁC HỆ KẾT CẤU CHỊU LỰC PHỔ BIẾN
Một số kinh nghiệm khi bố trí vách cứng:
◦ Tường cứng được bố trí ở các vách ngăn: gây lãng phí vật liệu cho tường và chi phí về nền móng;
◦ Tường tập trung ở giữa, tạo thành với lõi: chịu tải trọng ngang khá tốt;
◦ Với công trình có mặt bằng hình vuông, nên bố trí tường theo 2 phương vuông góc nhau;
◦ Với công trình có mặt bằng chạy dài, ngoài việc tập trung tường ở giữa còn phải bố trí ở 2 đầu hồi để hạn chế võng ngang;
◦ Phải bố trí ít nhất 3 vách trên 1 đơn nguyên, trục 3 vách này không gặp nhau tai 1 điểm;
◦ Nên thiết kế các vách giống nhau (về độ cứng và hình học) và bố trí sao cho tâm cứng của hệ trùng với
tâm khối lượngcủa nó;
◦ Không nên chọn các vách có khả năng chịu tải lớn nhưng số lượng ít mà chọn nhiều vách có số lượng chịu tải tương đương và phân bố đều trên mặt bằng.
1/29/2013 NHÀ CAO TẦNG 62