Khảo sát chọn cƣờng độ dịng đèn catot rỗng (HCL)

Một phần của tài liệu xác định crom trong mẫu sinh học bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa (Trang 33 - 34)

Độ hấp thụ của vạch phổ nguyên tố phân tích phụ thuộc nhiều vào cường độ chùm tia do đèn HCL phát ra. Ta cĩ thể thay đổi cường độ chùm tia phát xạ thơng qua việc thay đổi cường độ dịng điện làm việc của đèn. Khi cường độ của dịng đèn HCL thấp, phép phân tích sẽ cĩ độ nhạy cao nhưng độ ổn định kém. Ngược lại, khi cường độ dịng đèn cao thì độ nhạy giảm, độ ổn định cao. Mỗi đèn HCL đều cĩ dịng điện giới hạn cực đại (Imax) riêng được ghi trên vỏ đèn. Lý thuyết và thực nghiệm cho thấy, sử dụng đèn với cường độ từ 40%- 90% cường độ cực đại là tốt nhất.

Do đĩ, phải chọn một giá trị cường độ dịng đèn tối ưu và duy trì trong suốt quá trình thực nghiệm .

Với đèn HCL của Cr cĩ Imax = 20mA, chúng tơi khảo sát cường độ dịng điện qua đèn cĩ giá trị từ 40% đến 90% giá trị của Imax với dung dịch Cr 5,0ppb trong HNO3 2%, (NH4)H2PO4 0,01%. Kết quả khảo sát cường độ dịng đèn catốt rỗng được đưa ra ở trong bảng 3.2.

Bảng 3.2 - Khảo sát chọn cƣờng độ dịng đèn HCL

Cường độ dịng đèn

I(mA)

Abs-lần 1 Abs- lần 2 Abs- lần 3 Abs- TB RSD(%)

40%Imax 0,2853 0,2517 0,2528 0,2627 6,78 50%Imax 0,2676 0,2634 0,2638 0,2616 2,68 60%Imax 0,2550 0,2532 0,2310 0,2464 5,42 70%Imax 0,2612 0,2753 0,2557 0,2674 3,69 80%Imax 0,2353 0,2630 0,2466 0,2483 5,61 90%Imax 0,2499 0,2345 0,2494 0,2446 3,57

Từ kết quả thực nghiệm ở bảng 3.2 cho thấy cường độ dịng đèn HCL bằng 10 mA (50% Imax) cho kết quả độ nhạy và độ ổn định cao. Do đĩ, chúng tơi chọn cường độ dịng đèn HCL là 10mA.

Một phần của tài liệu xác định crom trong mẫu sinh học bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa (Trang 33 - 34)