Đặc điểm của từng khu vực thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty.

Một phần của tài liệu Duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm ở công ty công nghệ và thương mại T&T (Trang 42 - 43)

II. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm xe máy của công ty.

5. Đặc điểm của từng khu vực thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty.

 Tủ khi thành lập đến nay, công ty đã trải qua hơn 10 hoạt động, đã thiết lập cho mình một hệ thống phân phối trong nước rộng khắp, và đang có sự phát triển mạnh sang thị trường nước ngoài cụ thể là sang một số nước châu Phi.

Thị trường trong nước của công ty có thể chia làm 3 khu vực chính theo khu vực địa lý là thị trường khu vực phía bắc, khu miền trung và thị trường miền nam.

 Khu vực thị trường miền bắc:

Do nhà máy sản xuất, lắp ráp chính của công ty đặt tại khu vực này nên việc phân phối hàng không gặp nhiều khó khăn lắm, đó là một trong những nguyên nhân biến thị trường miến bắc là thị trường chính của công ty trong suốt quá trình hình thành và phát triển. Thị trường miền bắc luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong thị trường trong nước từ trước đến nay và vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triền hơn nữa. Khu vực này dân cư đông, thu nhập tương đối cao nên trong tiêu dung đòi hỏi tính thẩm mỹ. Người dân ở đây coi xe máy không chỉ là phương tiện đi lại mà nó còn là một sản phẩm thể hiện cái tôi của họ, đặc biệt là đồi với tầng lớp dân cư có thu nhập cao. Do vậy muốn tiêu thu sản phẩm xe máy ở đây đòi hỏi phải có những sản phẩm mẫu mã đa dạng, phong phú hợp thời trang, cần điều tra nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, từ đó cải tiến hoàn thiện sản phẩm đáp ứng đung nhu cầu tiêu dùng của từng nhóm khách hàng.

 Thị trường khu vực miền trung.

Để thâm nhập vào khu vực thị trương này khá khó khăn vì những lý do như thu nhập dân cư khu vực này thấp nhất trong toàn quốc, thấp hơn so với khu vực miền bắc và miền nam. Ở đây hệ thồng giao thông không thực sự tốt, nhưng đang dần được phát triển tốt hơn. Tuy vậy yêu cầu về sản phẩm ở khu vực thị trường này không quá khắt khe như những khu vực thị trường còn lại. Cần chú trọng vào giá cả và cố gắng phát triển tốt hệ thống phân phối sản phẩm thì có thể tiêu thụ được ở khu vực thị trường này. Nếu như chất lượng sản phẩm, mẫu mã

đã được thị trường khư vực phía bắc, trong nam chấp nhận thì cũng có thể tồn tại đứng vững ở đây.

Tuy nhiên là rất cần thiết nghiên cứu kỹ nhu cầu, phát hiện ra những nét đặc trưng riêng cho từng vùng, tạo ra sự khác biệt từ đó thúc đẩy mạnh hoạt động của doanh nghiệp.

 Khu vực thị trường miền nam.

Trong những năm qua nền kinh tế trong nam luôn là thị trường sôi động nhất trong cả nước, các hoạt động thương mại diễn ra mạnh mẽ, đời sống kinh tế tăng mạnh. Đây là khu vực thị trường "nóng" đầy tiềm năng mà công ty chưa khai thác hết được.

Sản phẩm của công ty đã đặt chân vào khu vực thị trường này nhưng còn chưa xứng với tiềm năng của nó. Hiện tại thị trường này chiếm 40% thị phần tiêu thụ trong nước, nhưng mục tiêu đặt cho nó phải là 50% thậm chí hơn nữa có thể chiếm đến 60%. Cần coi đây là thị trường chính để phát triển trong tương lai. Thị trường này có đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm, mẫu mã phải đa dạng, màu sắc sản phẩm phong phú… và nhu cầu này đang tăng cao, đòi hỏi khắt khe hơn đang tạo thành một xu hướng rõ rệt. Để có thể chiếm lĩnh được khu vực này nhất thiết phải có sự đầu tư đúng mức, sáng tạo trong thiết kế sản phẩm, thực hiện những chiêu thức bàn hàng linh hoạt…

Như vậy mỗi một khu vực có những đặc điểm riêng biệt, nó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Với mỗi một khu vực công ty cần có những sản phẩm khác biệt để thâm nhập, có chính sách giá cả phù hợp, thiết kế được hệ thống phân phối hợp lý tạo chỗ đứng vững trên những gì đã có.

Một phần của tài liệu Duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm ở công ty công nghệ và thương mại T&T (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w