Ảnh h−ởng đến mạch và huyết áp của mẹ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng của Nifedipine trong điều trị doạ đẻ non tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong 5 năm (Trang 65)

Một điều mà không chỉ những nhà d−ợc lý quan tâm mà tất cả những thầy thuốc lâm sàng, những ng−ời trực tiếp điều trị cho bệnh nhân đều rất quan tâm đó là Nifedipine là thuốc gây hạ huyết áp ở những ng−ời tăng huyết áp, vậy khi điều

trị cho những bệnh nhân dọa ĐN mà với liều khá cao nh− vậy nhất là trong giai đoạn tấn công thì có gây ảnh h−ởng đến mạch và hạ huyết áp của mẹ không?

Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về tác dụng của Nifedipine trong điều trị doạ ĐN và kết quả cho thấy Nifedipne là tăng mạch phản xạ, hạ huyết áp thoáng qua trong 45 -70 phút đầu tiên và chỉ hạ 10% HA động mạch trung bình so với HA ban đầu [trích dẫn từ 23].

Theo nghiên cứu của Kupferminc (1993) [47] khi so sánh sự tăng huyết áp giữa hai nhóm dùng Nifedipine và Ritodrin thì thấy rằng Nifedipine gây hạ HA ít hơn đáng kể so với nhóm dùng Ritodrin (p<0,001), mạch cũng tăng nhiều hơn ở nhóm dùng Ritodrin (p<0,001). Nghiên cứu này cũng kết luận rằng mặc dù sự thay đổi mạch và HA có ý nghĩa thống kê nh−ng lại không có ý nghĩa quan trọng về mặt lâm sàng.

Nghiên cứu của Read và Wellby (1986) cũng thấy có sự giảm nhẹ HA tâm thu và tâm tr−ơng sau khi uống Nifedipine nh−ng sự thay đổi này không có ý nghĩa thống kê lẫn ý nghĩa lâm sàng [58].

Các nghiên cứu của các tác giả sau này nh−: Patpasonic (2000 và 2002), Sayin (2004), Nikolov (2007) đều không thấy đề cập đến vấn đề HA nữa.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Ph−ơng thấy sự tăng mạch của mẹ xảy ra ở phút 20 và kéo dài suốt 3 giờ sau đó trở về bình th−ờng trong suốt thời gian duy trì [22]. Nghiên cứu của Huỳnh Thị Mỹ Liên cũng có kết quả t−ơng tự [17].

Trong nghiên cứu của chúng tôi kết quả cho thấy mạch của mẹ có xu h−ớng tăng từ giờ thứ nhất nghĩa là sau khi dùng hết liều tấn công 27 tr−ờng hợp chiếm 41,5% có nhịp mạch từ 90 - 100l/p và 11 tr−ờng hợp chiếm 16,9% có nhịp mạch >100l/p. Tại thời điểm sau dùng liều tấn công và bắt đầu chuyển sang dùng liều duy trì số thai phụ có thay đổi tần số mạch là 19 tr−ờng hợp chiếm 29,2%. Nhịp mạch của thai phụ có xu h−ớng dần trở lại bình th−ờng trong liều duy trì và ổn định sau liều duy trì thứ nhất. Số tr−ờng hợp có nhịp mạch tăng trên 100l/p là 5, trong đó tr−ờng hợp mạch tăng cao nhất là 105l/p. Sự tăng mạch này không

kéo dài sang đến liều duy trì. Trong nghiên cứu của chúng tôi kết quả khác với các tác giả có thể là do đây là nghiên cứu hồi cứu việc đánh giá sự thay đổi của mạch không đ−ợc đánh giá một cách sát sao theo từng phút sau mỗi lần uống thuốc. Trong 1 số nghiên cứu khác, các tác giả theo dõi mạch sau mỗi lần dùng thuốc, còn trong nghiên cứu của chúng tôi việc đánh giá chỉ đ−ợc thực hiện sau mỗi 3h hoặc 8h.

Việc có thay đổi huyết áp của mẹ hay không là vấn đề gây lo ngại nhất cho các bác sỹ lâm sàng và cả những nhà d−ợc lý học khi sử dụng Nifedipine cho thai phụ doạ ĐN. trong nghiên cứu của chúng tôi kết quả tại bảng 3.15 cho thấy HA tâm thu và tâm tr−ơng bắt đầu giảm trong thời điểm dùng liều tấn công, HA tâm thu giảm trung bình khoảng14 mmHg, HA tâm tr−ơng giảm trung bình khoảng 7 mmHg. Khi dùng liều duy trì thì HA tâm thu và tâm tr−ơng bắt đầu tăng dần chỉ giảm trung bình khoảng 10 mmHg và 9 mmHg. Trong thời gian dùng liều duy trì HA có xu h−ớng tăng dần và trở lại gần nh− bình th−ờng. Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi cũng thấy vài tr−ờng hợp huyết áp không giảm hoặc giảm không đáng kể. Đa số huyết áp tâm thu giảm từ 120 hoặc 110 xuống 100 mmhg hoặc HA tâm tr−ơng từ 80 giảm xuống còn 60mmHg. Nghiên cứu của chúng tôi cũng có kết quả phù hợp với nghiên cứu của các tác giả khác [17], [22].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng của Nifedipine trong điều trị doạ đẻ non tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong 5 năm (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)