Về phía Nhà nƣớc cần hoàn thiện chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán và chính sách pháp luật. Để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế trong quá trình hội nhập, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và giúp các doanh nghiệp hòa nhập với sự thay đổi đó thì Nhà nƣớc phải không ngừng hoàn thiện kịp thời hệ thống kế toán và các chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam. Chế độ kế toán mới phải đảm bảo giải quyết các hoạt động kinh tế mới đã hoặc sẽ phát sinh trong tƣơng lai, nhằm phản ánh đầy đủ các thông tin tài chính doanh nghiệp.
Cùng với đó là vấn đề thông tin kế toán càng đƣợc kiểm toán thì càng đáng tin cậy, do vậy Nhà nƣớc nên có những chính sách về kiểm toán nhƣ khuyến khích hoặc bắt buộc đối với từng loại hình doanh nghiệp. Có những quy định về giá trị pháp lý của báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán.
Cuối cùng cần nghiên cứu và khuyến khích các doanh nghiệp đăng ký bổ sung các mẫu báo cáo tài chính mở trong khuôn khổ pháp luật và chuẩn mực. Nhà nƣớc nên đƣa ra những mẫu báo cáo tài chính phù hợp với báo cáo của doanh nghiệp nhƣng phải đảm bảo những tiêu chuẩn nhƣ: Phù hợp với chuẩn mực kế toán hiện hành; Trình bày đầy đủ thông tin bắt buộc; Trình bày những thông tin phù hợp với nhu cầu quản lý của công ty; Những thông tin bắt buộc có thể trình bày dƣới dạng chi tiết phù hợp với yêu cầu quản lý của công ty. Ngoài ra cũng cần tiếp thu những ý kiến phản hồi từ phía doanh nghiệp trong quá trình hoàn thiện chế độ kế toán và các chuẩn mực kế toán mới.
Việc phân tích tình hình tài chính tại các đơn vị Việt Nam hiện nay vẫn diễn ra khá đơn giản. Trong thời gian qua, Bộ Tài chính mới chỉ quan tâm đến việc phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản phục vụ chủ yếu cho công tác quản lý Nhà nƣớc và đƣợc thể hiện ngay trong báo cáo tài chính mà cụ thể là trong Thuyết minh báo cáo tài chính. Vì vậy, trong thời gian tới, Bộ Tài chính cần có những chính sách
104
để thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa việc phân tích báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp thông qua các qui định bắt buộc phải phân tích theo định kỳ, có kiểm tra, kiểm soát, cơ chế khuyến khích và hỗ trợ tƣ vấn, đào tạo và công bố chỉ tiêu tài chính của các lĩnh vực... Nội dung phân tích tài chính cần đề cập trong công tác quản lý hàng năm của cơ quan quản lý Nhà nƣớc mà trƣớc hết có thể chú trọng đối với doanh nghiệp Nhà nƣớc.