Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty Dệt may - tình huống tại Công ty cổ phần May Đáp Cầu (Trang 33)

Sức mạnh tài chính của doanh nghiệp (DN) thể hiện ở khả năng chi trả các khoản cần phải thanh toán, các đối tƣợng có liên quan trực tiếp hay gián tiếp luôn đặt ra câu hỏi: Liệu DN có đủ khả năng thanh toán các món nợ tới hạn hay không? Mối quan hệ giữa kết quả kinh doanh với khả năng chi trả ra sao? Tình hình thanh

25

toán của DN nhƣ thế nào? Các nhà quản trị luôn để ý đến các khoản nợ đến hạn, sắp đến hạn phải trả để chuẩn bị sẵn các nguồn thanh toán chúng. Nếu không, các chủ nợ, căn cứ vào luật phá sản có thể yêu cầu DN tuyên bố phá sản nếu không có khả năng thanh toán các khoản nợ tới hạn.

Trong kinh doanh việc chiếm dụng và đi chiếm dụng vốn là điều bình thƣờng do luôn phát sinh các quan hệ kinh tế giữa DN với các đối tƣợng nhƣ Nhà nƣớc, khách hàng, nhà cung cấp v.v... Điều làm các nhà quản trị DN lo ngại là các khoản nợ dây dƣa, lòng vòng khó đòi, các khoản phải thu không có khả năng thu hồi và các khoản phải trả không có khả năng thanh toán. Để nhận biết điều đó cần phân tích tình hình công nợ để thấy đƣợc tính chất hợp lý của các khoản công nợ.

1.4.3.1. Phân tích khái quát khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Khi phân tích khái quát khả năng thanh toán của DN ta thƣờng xác định hệ số khả năng thanh toán chung Hk

Hk = Khả năng thanh toán Nhu cầu thanh toán

Khi Hk ≥ 1 : Chứng tỏ DN có đủ và thừa khả năng thanh toán, khi đó tình hình tài chính DN khả quan, tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh.

Khi Hk <1 : Chứng tỏ DN không có đủ và thừa khả năng thanh toán, chỉ tiêu này càng nhỏ có thể dẫn tới DN sắp bị giái thể hoặc phá sản.

Khi phân tích khả năng thanh toán chung của DN ta có thể sử dụng các chỉ tiêu sau:

Hệ số khả năng thanh toán hiện tại = Tổng giá trị tài sản Tổng nợ phải trả

Chỉ tiêu này cho biết tổng tài sản hiện có doanh nghiệp có bảo đảm khả năng thanh toán các khoản nợ hay không. Chỉ tiêu này lớn hơn 1 chứng tỏ tổng giá trị tài sản của DN thừa để thanh toán hết các khoản nợ hiện tại của DN. Tuy nhiên không phải tài sản nào hiện có cũng sẵn sàng đƣợc dùng để trả nợ và không phải khoản nợ nào cũng phải trả ngay.

26

Bên cạnh chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán hiện tại ta còn phân tích thêm các chỉ tiêu sau:

Hệ số nợ so với tổng tài sản =

Tổng nợ phải trả Tổng giá trị tài sản

Hệ số nợ so với tổng tài sản là chỉ tiêu phản ánh khá rõ nét tình hình thanh toán của DN, chỉ tiêu này càng thấp khả năng thanh toán của DN dồi dào sẽ tác động tích cực đến kết quả kinh doanh.

Hệ số nợ so với tổng tài sản cho biết, DN có 1 đồng tài sản thì bao nhiêu đồng đƣợc đầu tƣ từ các khoản công nợ, chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ tính chủ động trong hoạt động kinh doanh càng cao và ngƣợc lại.

Hệ số nợ so với tổng Vốn chủ sở hữu =

Tổng nợ phải trả Tổng vốn chủ sở hữu

Hệ số nợ so với tổng VCSH cho biết mối quan hệ giữa các nguồn vốn của DN trong việc hình thành các tài sản, chỉ tiêu này càng thấp, chứng tỏ các tài sản của DN hầu nhƣ đầu tƣ từ VCSH, tính chủ động càng cao trong các quyết định kinh doanh.

1.4.3.2. Phân tích tình hình các khoản nợ phải thu, nợ phải trả

Để phân tích tình hình khả năng thanh toán của DN, ta có thể nghiên cứu chi tiết các khoản phải thu, công nợ phải trả sẽ tác động đến khả năng thanh toán của DN nhƣ thế nào. Khi hoạt động tài chính của DN tốt thì tình hình chiếm dụng vốn của nhau thấp, khả năng thanh toán dồi dào. Khi hoạt động tài chính kém dẫn đến tình hình chiếm dụng vốn của nhau nhiều, các khoản phải thu, nợ phải trả sẽ dây dƣa kéo dài. Khi đó cần phải xác định số vốn bị chiếm dụng và chiếm dụng là bao nhiêu để thấy đƣợc khả năng thanh toán thực sự của DN.

Để phân tích tình hình thanh toán các nhà phân tích thƣờng tính ra và so sánh giữa kỳ phân tích với kỳ gốc các chỉ tiêu phản ánh các khoản phải thu, phải trả của DN.

27

Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả =

Tổng số nợ phải thu

x 100

Tổng số nợ phải trả

+ Nếu tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản nợ phải trả > 100%: Chứng tỏ vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng lớn hơn số vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng.

+ Nếu tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản nợ phải trả > 100%: Chứng tỏ vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng nhỏ hơn số vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng.

Ta còn phân tích số vòng luân chuyên các khoản phải thu, phải trả sẽ tác động đến khả năng thanh toán của DN nhƣ thế nào.

Số vòng luân chuyển các khoản phải thu =

Tổng số tiền hàng bán chịu Số dư bình quân các khoản phải thu

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích các khoản phải thu quay đƣợc bao nhiêu vòng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ DN thu hồi tiền hàng kịp thời, ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên chỉ tiêu này cao quá có thể phƣơng thức thanh toán tiền của DN quá chặt chẽ, khi đó sẽ ảnh hƣởng đến khối lƣợng tiêu thụ.

Số dư bình quân các khoản phải thu =

Tổng số các khoản phải thu đầu kỳ + cuối kỳ 2

Tổng số tiền hàng bán chịu = Doanh thu – Tiền mặt – Tiền gửi ngân hàng thu ngay từ hoạt động bán hàng trong kỳ.

Thời gian 1 vòng quay các

khoản phải thu = Thời gian của kỳ phân tích Số vòng quay các khoản phải thu

Chỉ tiêu này càng ngắn chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng càng nhanh, DN ít bị chiếm dụng vốn.

Khi phân tích chỉ tiêu này ta có thể so sánh thời gian của 1 vòng quay kỳphân tích với kỳ kế hoạch hoặc so sánh thời gian bán hàng quy định ghi trong các hợp đồng kinh tế cho khách hàng chịu.

Số vòng luân chuyển các khoản phải trả =

Tổng số tiền hàng mua chịu Số dư bình quân các khoản phải trả

Số dư bình quân các khoản phải trả =

Tổng số các khoản phải trả đầu kỳ + cuối kỳ 2

28

Số vòng luân chuyển các khoản phải trả phản ánh trong kỳ phân tích các khoản phải trả quay đƣợc bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ DN thanh toán tiền hàng kịp thời, ít đi chiếm dụng vốn, uy tín của DN đƣợc nâng cao

Tổng số tiền hàng mua chịu = Tổng giá thực tế của các yếu tố đầu vào mua về – Tiền mặt – Tiền gửi ngân hàng đã thanh toán ngay trong kỳ.

Thời gian của 1 vòng quay các khoản phải trả =

Thời gian của kỳ phân tích

Số vòng luân chuyển các khoản phải trả

Thời gian của 1 vòng quay các khoản phải trả càng ngắn, chứng tỏ tốc độ thanh toán tiền hàng càng nhanh, khả năng tài chính của DN dồi dào. Nếu chỉ tiêu quá cao sẽ dẫn tới DN đi chiếm dụng vốn nhiều, công nợ sẽ dây dƣa kéo dài ảnh hƣởng đến uy tín của DN.

1.4.3.3. Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Để phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, lần lƣợt xét các chỉ tiêu tài chính sau:

Hệ số khả năng thanh toán nhanh =

Tiền và các khoản tương đương tiền Tổng nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nhanh (hệ số khả năng thanh toán ngay). Cho biết với số vốn bằng tiền các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn có thể chuyển đổi nhanh thành tiền mặt hiện có, có bảo đảm thanh toán kịp thời các khoản nợ ngắn hạn hay không.

Chỉ tiêu này cao chứng tỏ khả năng thanh toán của DN dồi dào, tuy nhiên chỉ tiêu này cao quá kéo dài có thể dẫn tới vốn bằng tiền của DN nhàn rỗi, ứ đọng, dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp. Chỉ tiêu này thấp qúa chứng tỏ DN không có đủ khả năng thanh toán các khoản công nợ.

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn =

Tổng tài sản ngắn hạn (TSNH) Tổng nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết với tổng TSNH hiện có của DN có đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không. Chỉ tiêu này càng cao khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của DN càng tốt và ngƣợc lại. [1, 5, 11]

29

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty Dệt may - tình huống tại Công ty cổ phần May Đáp Cầu (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)