Hoàn thiện phƣơng pháp phân tích

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty Dệt may - tình huống tại Công ty cổ phần May Đáp Cầu (Trang 93)

Để đƣa ra đƣợc những đánh giá chính xác về tình hình tài chính thực sự của Công ty, việc sử dụng phƣơng pháp phân tích đóng vai trò quan trọng. Nếu Công ty

85

sử dụng phƣơng pháp thích hợp, sẽ khai thác đƣợc triệt để thông tin, xem xét đƣợc mọi khía cạnh, đem lại hiệu quả cao trong công tác phân tích tài chính.

Hiện nay, Công ty đang sử dụng hai phƣơng pháp phân tích tài chính chủ yếu là phƣơng pháp so sánh và phƣơng pháp tỷ lệ. Tuy nhiên, việc sử dụng phƣơng pháp còn chƣa linh hoạt, chƣa tận dụng đƣợc hết lợi thế của các phƣơng pháp phân tích. Đối với phƣơng pháp so sánh, Công ty mới chỉ sử dụng phƣơng pháp so sánh số tuyệt đối, số tƣơng đối, so sánh ngang để thấy đƣợc sự biến động của chỉ tiêu kỳ này so với kỳ trƣớc.

Để hoàn thiện nội dung này trong quá trình phân tích, các nhà phân tích phải sử dụng kết hợp các phƣơng pháp phân tích một cách linh hoạt nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Thông thƣờng có thể sử dụng kết hợp các phƣơng pháp so sánh sau:

- So sánh dọc là việc so sánh các chỉ tiêu cùng một cột để thấy đƣợc tỷ trọng của từng chỉ tiêu đơn vị so với một chỉ tiêu tổng quát. Đánh giá tỷ trọng của từng chỉ tiêu qua các năm ta có thể thấy đƣợc xu hƣớng phát triển của doanh nghiệp, lĩnh vực nào đang mở rộng hay thu hẹp. Ngoài ra, phƣơng pháp này cũng sẽ giúp cho Ban lãnh đạo và nhà phân tích thấy đƣợc chỉ tiêu đơn vị là hợp lý hay không, từ đó có hƣớng điều chỉnh đúng đắn và kịp thời. Sử dụng phƣơng pháp so sánh dọc, giúp nhà phân tích dễ dàng hơn trong việc so sánh chỉ tiêu với các doanh nghiệp cùng ngành hay số trung bình ngành.

Trong quá trình phân tích báo cáo kết quả kinh doanh, nhà phân tích nên sử dụng phƣơng pháp so sánh dọc với chỉ tiêu gốc là Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ.

86

Bảng 3.1: Bảng phân tích tình hình biến động trên BCKQKD

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Số tiền (đồng) % Số tiền (đồng) % 1. DT thuần bán hàng và CCDV 457.890.833.018 100 578.776.661.420 100 2. Giá vốn hàng bán 399.890.299.679 87,33 514.016.597.404 88,81 3. Lợi nhuận gộp 58.000.533.339 12,67 64.760.064.016 11,19 4. Chi phí bán hàng 12.235.281.211 2,67 16.159.219.216 2,79 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 33.440.409.575 7,3 38.664.679.350 6,68 6. LN thuần từ HĐKD 7.794.750.178 1,7 8.538.898.628 1,48

(Nguồn: BCTC năm 2010, 2011 của Công ty Cổ phần may Đáp Cầu)

Thông qua bảng ta nhận thấy trong năm 2011, cứ 100 đồng doanh thu thì phải chi cho giá vốn hàng bán là 88,81 đồng tăng so với năm 2010 là 1,48% nhƣ vậy việc quản lý chi phí sản xuất của Công ty năm 2011 không có hiệu quả bằng năm 2010, dẫn đến lợi nhuận gộp năm 2011 giảm so với năm 2010.

Tuy nhiên, trong năm 2011 cứ 100 đồng doanh thu thì phải chi cho chi phí bán hàng là 2,79 đồng cao hơn so với năm 2010, nhìn chung đây là mặt còn yếu kém của Công ty, cần phải cải thiện ngay trong những năm tới, tuy nhiên nếu xét trong hoàn cảnh có sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trƣờng đòi hỏi Công ty cần phải bỏ thêm chi phí nhằm tiêu thụ sản phẩm thì có thể chấp nhận đƣợc.

Ngƣợc lại với chi phí bán hàng năm 2011 tăng so với năm 2010 thì chi phí quản lý DN so với doanh thu thuần năm 2011 lại giảm so với năm 2010 là 0,62 %.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2011 chiếm tỷ trọng 1.7% so với doanh thu thuần lại thấp hơn năm 2010, hay tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trên doanh thu thuần năm 2011 giảm so với năm 2010.

Đối với phƣơng pháp so sánh ngang, do hạn chế về nguồn thông tin, hiện nay Công ty chƣa có số liệu trung bình ngành để phân tích. Để khắc phục tam thời hạn

87

chế này, Công ty có thể thu thập một số chỉ tiêu chính của các doanh nghiệp khác trong ngành để phân tích, từ đó, Công ty có thể đánh giá đƣợc điểm mạnh và điểm yếu của mình, nhằm phát huy đƣợc điểm mạnh, hạn chế khắc phục đƣợc những điểm yếu còn tồn tại, nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty.

Ví dụ nhƣ đánh giá cơ cấu nợ của công ty, ta có thể thu thập thêm số liệu của các công ty May cùng ngành nhƣ sau:

Bảng 3.2: Bảng phân tích hệ số nợ của một số công ty trong ngành dệt may Tên Công ty Chỉ tiêu ĐVT Công ty cổ phần may Đáp Cầu Công ty cổ phần may Phƣơng Đông Công ty cổ phần may Nhà Bè 1. Nợ phải trả Triệu đ 133.372 162.409 1.487.447 2. Tổng nguồn vốn Triệu đ 158.638 216.415 1.711.561 3. Hệ số nợ Lần 0,84 0,75 0,87

(Nguồn: BCTC năm 2011 của Công ty Cổ phần may Đáp Cầu Công ty cổ phần may Phương Đông và Công ty cổ phần may Nhà Bè)

Thông qua bảng 3.2, ta nhận thấy cơ cấu nợ của Công ty Cổ phần may Đáp Cầu ở mức trung bình trong 3 công ty trên, thể hiện một chính sách tài chính cũng cần phải thận trọng. Nhìn vào hệ số nợ của 3 công ty, ta có thể thấy rằng, Công ty cổ phần May Đáp Cầu sẽ có một bất lợi nhất định khi có nhu cầu muốn vay thêm vốn từ các chủ nợ, nhƣ quy mô khoản vay, thời hạn vay, cũng nhƣ chi phí sử dụng vốn vay so với các doanh nghiệp trên. Vì vậy, trong thời gian tới Công ty cũng nên nghiên cứu để làm giảm hệ số nợ của mình.

Nhƣ vậy cần thực hiện so sánh giữa số liệu của Công ty với số liệu của các công ty khác hoặc số liệu trung bình của ngành nhằm đƣa ra sự đánh giá một cách khách quan nhất về thực trạng tài chính của Công ty. Ngoài ra cũng cần có sự so sánh theo chiều dọc nhằm đánh giá tỷ trọng thay đổi của từng chỉ tiêu so với tổng thể để thấy đƣợc sự hợp lý của các chỉ tiêu, từ đó có sự cân đối một cách phù hợp.

88

Bên cạnh đó để hoàn thiện phƣơng pháp phân tích cũng cần kết hợp sử dụng các phƣơng pháp phân tích truyền thống với một số phƣơng pháp phân tích mới để kết quả phân tích đạt tính thuyết phục cao.

Công ty Cổ phần may Đáp Cầu nên đƣa mô hình Dupont vào quá trình phân tích. Đây là phƣơng pháp phân tích có nhiều ƣu điểm và đƣợc sử dụng rộng rãi tại các nƣớc phát triển. Theo phƣơng pháp này ta xem xét mối quan hệ giữa doanh thu tiêu thụ sản phẩm với tổng tài sản, còn đƣợc gọi là tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA), cách phân tích này cho phép đánh giá chính xác nguồn gốc làm thay đổi lợi nhuận của doanh nghiệp.

ROA = LN trước thuế

= LN trước thuế

* DT thuần Tổng TS BQ DT thuần Tổng TS BQ

Phƣơng pháp phân tích theo mô hình Dupont còn xem xét tỷ lệ sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) dựa trên mối quan hệ tỷ lệ tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu và ROA nhƣ sau: ROE = LN trước thuế = LN trước thuế * DT thuần * Tổng TS Vốn CSH BQ DT thuần Tổng TS BQ Vốn CSH BQ Trong đó Tổng tài sản = 1

89 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.3: Bảng phân tích chỉ tiêu ROA và ROE

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011

1. Doanh thu thuần 457.890.833.018 578.776.661.420 2. Lợi nhuận trƣớc thuế 8.528.616.110 11.227.639.209 3. Vốn chủ sở hữu bình quân 26.555.756.430,5 27.735.462.964 4. Tổng tài sản bình quân 122.806.567.520 142.927.244.768,5

5. Tỷ suất LNTT/ DTT 1,86% 1,94%

6. Số vòng quay của tài sản 3,73 4,05

7. 1/(1-Hệ số nợ) 4,62 5,15

8. Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) 6,94% 7,86% 9. Tỷ suất sinh lời của VCSH (ROE) 32,12% 40,48%

(Nguồn: BCTC năm 2010, 2011 của Công ty Cổ phần may Đáp Cầu)

Năm 2010: ROA=6,94%=1,86% x3,73 ROE=32,12%=1,86% x 3,73x 4,62 Năm 2011: ROA=7,86%=1.94% x 4,05 ROE=40,48%=1.94% x 4,05x 5,15 Xác định mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố:

- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản năm 2011 tăng 0,92% so với năm 2010 là do ảnh hƣởng của từng nhân tố sau.

+ Tỷ suất lợi nhuận trƣớc thuế trên doanh thu thuần tăng 0,08% làm cho tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản tăng: (1,94% - 1,86%) x 3,73 = 0,3%

+ Số vòng quay của tài sản tăng 0,32 lần làm cho tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản tăng: 1,94% x (4,05 - 3,73)=0,62%

90

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng 8,4% là do ảnh hƣởng của các nhân tố:

+ Tỷ suất lợi nhuận trƣớc thuế trên doanh thu thuần tăng 0,08% làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng: (1,94% - 1,86%) x 3,73 x 4,62 =1,38%

+ Số vòng quay của tài sản tăng 0,32 lần làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng: 1,94% x (4,05 - 3,73) x 4,62 = 2,86%

+ Cơ cấu nợ bình quân của công ty tăng 0,53 làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng: 1,94% x 4,05 x (5,15 - 4,62) = 4,16%

Từ quá trình phân tích Dupont, ta nhận thấy, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản cà tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của Công ty năm 2011 đều tăng so với năm 2010 điều đó chứng tỏ trong năm 2011 Công ty sử dụng tài sản và sử dụng vốn hiều quả hơn năm 2010. Để nâng cao tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, Công ty cần phải nâng cao hơn hiệu suất sử dụng tài sản, quản lý tốt chi phí, cũng nhƣ nâng cao các nguồn doanh thu.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty Dệt may - tình huống tại Công ty cổ phần May Đáp Cầu (Trang 93)