7. Kết cấu của luận văn
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện tái cấu trúc tập đoàn dầu khí ViệtNam
3.2.1 Đối với nhà nƣớc
- Cải thiện điều hành kinh tế vĩ mô là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để đảm bảo cho sự phát triển chung của nền kinh tế và cho việc thực thi chiến lƣợc kinh doanh lâu dài của các doanh nghiệp và trƣớc hết là để khắc phục những sự bất ổn về chỉ số giá tiêu dùng, tình trạng kém hiệu quả của cơ cấu kinh tế, tình trạng nhập siêu, bội chi ngân sách gia tăng; Tăng cƣờng năng lực dự báo kinh tế và đặc biệt chú trọng đến việc nâng cao năng lực xây dựng
chính sách, khắc phục tình trạng đƣa ra những chính sách mang tính chất giải quyết vấn đề một cách tình thế và cục bộ, thiếu sự phối hợp giữa các biện pháp chính sách, trƣớc hết là việc kết hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ; Xây dựng cơ chế điều hành và giám sát thực thi chính sách đảm bảo các biện pháp tổ chức đƣợc thực hiện đồng bộ, mang tính khả thi cao. Hạn chế việc gia hạn thời hạn thực thi chính sách để đảm bảo tính nghiêm túc trong quá trình tuân thủ và thực thi pháp luật của doanh nghiệp. Giảm thiểu chi phí kinh doanh không chính thức do chính sách vĩ mô bất cập gây ra, chẳng hạn nhƣ chính sách dẫn đến việc tồn tại hai tỷ giá.
- Có biện pháp cải thiện cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu theo hƣớng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp chế tạo, nhóm hàng có hàm lƣợng công nghệ và chất xám cao, giảm dần xuất khẩu hàng thô.
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam .
- Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh nhƣ : Phát triển cụm công nghiệp để liên kết doanh nghiệp hoạt động trong một chuỗi cung ứng. Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc phát triển các cụm công nghiệp theo hƣớng này đã hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp, về mặt cơ sở hạ tầng và làm giảm đáng kể chi phí sản xuất kinh doanh.
- Nhà nƣớc đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái cấu trúc các doanh nghiệp. Nhà nƣớc cần quan tâm đối với việc thúc đẩy môi trƣờng kinh doanh để thúc đẩy tái cấu trúc tại các doanh nghiệp, trong đó có việc: Định hƣớng để tái cơ cấu ngành nghề kinh doanh; Đổi mới cơ chế quản lý; Hỗ trợ nguồn lực tài chính; Tái cấu trúc trong việc sử dụng vốn; Tái cơ cấu trong xử lý nợ, v.v., đảm bảo cho nền kinh tế tăng trƣởng có bƣớc nhảy vọt về chất lƣợng.
- Đối với khu vực DNNN, yêu cầu tách biệt rõ chức năng quản lý và chức năng chủ sở hữu đối với DNNN trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Để
đảm bảo sự tách biệt này, Nhà nƣớc có thể thành lập một cơ quan chuyên trách của Nhà nƣớc, có khả năng tham gia vào việc đƣa ra các quyết định kinh doanh thuần túy với tƣ cách là đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc. Nhà nƣớc cần tiếp tục rà soát ngành nghề kinh doanh, xác định rõ những lĩnh vực nhà nƣớc cần nắm giữ và không cần nắm giữ, xây dựng cơ chế vận hành cụ thể của mô hình quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhà nƣớc từ phƣơng diện “Đại diện chủ sở hữu” với lộ trình thực hiện rõ ràng.
- Nhà nƣớc cần sớm tổng kết lại mô hình tập đoàn kinh tế nhà nƣớc và sớm xây dựng một chính sách chung hỗ trợ các tập đoàn kinh tế phát triển, không phân biệt thành phần kinh tế, đặc biệt trong việc khắc phục những hạn chế do khả năng tích tụ kém và cơ chế quản lý thiếu gắn kết hữu cơ gây ra, qua đó tạo nên những “đầu tàu” kinh tế năng động, cạnh tranh bình đẳng với nhau. Đối với các tập đoàn kinh tế nhà nƣớc, cần xác định rõ nhiệm vụ cốt lõi, cho mỗi tập đoàn, tách bạch nhiệm vụ xã hội với nhiệm vụ kinh doanh. Cơ cấu lại chức năng của đại diện nhà nƣớc (về chủ sở hữu và về quản lý) đối với mỗi tập đoàn kinh tế nhà nƣớc, tăng cƣờng chức năng giám sát của đại diện chủ sở hữu và yêu cầu minh bạch thông tin trong tập đoàn. Nhà nƣớc cần xây dựng khung pháp lý thuận lợi để tạo điều kiện cho hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, đặc biệt giữa các doanh nghiệp khu vực nhà nƣớc và ngoài nhà nƣớc.
- Việc xây dựng các công cụ để hổ trợ và giám át hoạt động của các tập đoàn kinh tế phải đƣợc xem xét thật kỹ lƣỡng để không đi ngƣợc lại nguyên tắc của WTO, đồng thời phải đảm bảo đánh giá đƣợc hiệu quả kinh tế của tập đoàn kinh tế.
- Chính phủ và các bộ, ban ngành cần tập trung hỗ trợ Tập đoàn, xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế quản lý đầu tƣ, Quy chế tổ chức, hoạt động;
Quy chế tài chính, phù hợp với tình hình đầu tƣ trong và ngoài nƣớc của Tập đoàn. Kiến nghị sửa đổi và bổ sung Luật Dầu khí.