- vị trí M2, M3, M4 nằm cùng trên ttrục chính của dòng chảy với điểm M
4.2.3 Diễn biến chất lượng nước theo không gian (khả năng tự làm sạch
sạch của mương thủy lợi nghiên cứu)
Mặc dù có sự suy giảm chất lượng nước Tuy nhiên, trong toàn bộ hệ thống thủy lợi nghiên cứu nhưng , kết quả quan trắc chất lượng nước tại các vị trí M1, M2, M3, M4 trên hệ thống trục chính của mương cho thấy trên nền suy giảm chung theo thời gian của chất lượng nước, có sự phục hồi theo không gian từ M1 đến M4. . Sự phục hồi được thể hiện bằng sự tăng dần các giá trị oxy hòa tan (DO), thế oxy hóa khử (Eh), sự giảm dần pH,
giảm dần nồng độ của amoni (NH4+), phot phát (PO43-), và sự giảm dần nhu cầu oxy sinh hóa và oxy hóa học từ vị trí M1 đến vị trí M4. .
Hình 4.5: Diễn biến giá trị pH theo không gian
Tại điểm lấy mẫu số 1 (M1) là điểm tiếp nhận trực tiếp và thường xuyên nước thải sinh hoạt từ khu dân cư chứa nhiều chất tẩy rửa nên đặc tính nước thường bị kiềm hóa. Giá trị pH trung bình tại M1 sau 23 lần quan trắc là 7,42 thể hiện môi trường kiềm, và có xu hướng giảm dần đến trung tính tại vị trí M4 với pH trung bình chỉ còn 7,09 (hình 4.5). Hàm lượng oxy hòa tan trong nước (DO) và thế oxy hóa khử Eh cũng tăng dần từ 2,38 mg/l và 74,7 mV tại vị trí M1 đến 2,55 mg/l và 118 mV tại vị trí M4 (hình 4.6). Điều đó minh chứng có sự tự làm sạch từ M1 đến M4 của nước mương, vì khi DO và Eh tăng đồng nghĩa với nó là lượng oxy trong nước nhiều hơn, các phản ứng oxy hóa xảy ra mạnh mẽ hơn, lượng chất hữu cơ, và chất dinh dưỡng hòa tan được chuyển hóa lớn hơn, nồng độ của chúng sẽ giảm đi đáng kể, chất lượng nước được tốt dần lên từ M1 đến M4.
Hình 4.6: Diễn biến Eh và DO theo không gian
Quá trình tự làm sạch của nước trên trục mưong chính nghiên cứu còn được thể hiện rõ hơn bởi sự suy giảm mạnh các chất dinh dưỡng hòa tan amoni và phốt phát. Amoni là sản phẩm của quá trình khử N của các hợp chất hữu cơ đã giảm từ 12,5 mg/l xuống còn 9,14 mg/l và phốt phát (P-PO4 ) , 3- nguyên nhân chính gây ra tình trạng phú dưỡng nước mặt cũng đã giảm từ
6,61 mg/l xuống còn 4,12 mg/l từ vị trí M1 đến M4. Điều đó chứng tỏ càng xa nguồn thải, nhờ quá trình pha loãng, khuếch tán và lắng đọng cùng với việc các yếu tố lý học của môi trường nước tốt lên thì hàm lượng các chất dinh dưỡng cũng giảm dần. Đồng thời nhu cầu oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hữu cơ trong nước cũng giảm dần tương ứng (hình 4.7 và hình 4.8).
Kết quả trung bình trong thời gian quan trắc đều cho thấy cả nhu cầu oxy hóa sinh học và hóa học đều giảm theo không gian dòng chảy từ vị trí đầu nguồn tiếp nhận trực tiếp và thường xuyên các nguồn thải M1 đến điểm cách xa nguồn thải và cách xa vị trí ban đầu M4. Cụ thể BOD5 giảm từ 9,35 mg/l vị trí 1 xuống 7,99 mg/l vị trí 4, lượng giảm không nhiều nhưng dựa trên vị trí cụ thể của từng điểm lấy mẫu và căn cứ vào sự giảm mạnh hàm lượng COD từ 71,7 mg/l tại M1 xuống 48,4 mg/l ở vị trí M4, cho thấy tại vị trí cuối dòng chảy, vị trí cách xa nhất so với điểm tiếp nhận nguồn thải lớn có lượng các chất hữu cơ thấp và giảm gần một nửa so với vị trí ban đầu. Do đó nhu cầu oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hữu cơ nội tại của nước mương giảm mạnh theo dòng chảy.
Hình 4.8: Diễn biến của BOD5 và COD theo không gian
Như vậy, theo không gian, nhờ quá trình lan truyền, khuếch tán vật chất, pha loãng dần nồng độ tại các vị trí, tạo điều kiện cho các quá tình phân hủy hiếu khí các hợp chất hữu cơ, tạo ra những sản phẩm giản đơn chủ yếu là CO 2 và nước, sẽ làm giảm đi đáng kể các chất độc và chất gây ô nhiễm hữu cơ nguồn nước . Đây chính là quá trình phục hồi chất lượng nước theo không gian nhờ vào quá trình tự làm sạch của mương .
Kết quả: đánh giá được hiện trạng, diễn biến chất lượng nước và khả năng tự
làm sạch của hệ thống thủy lợi này theo không gian và thời gian