*Diễn biến chất lượng nước mương theo thời gian

Một phần của tài liệu Nghiên cứu diễn biến chất lượng nước mặt của hệ thống kênh mương thủy lợi tại địa bàn xã Phù Đông Gia Lâm Hà Nội (Trang 52)

- vị trí M2, M3, M4 nằm cùng trên ttrục chính của dòng chảy với điểm M

4.2.2*Diễn biến chất lượng nước mương theo thời gian

Đánh giá diễn biến chất lượng nước chung của toàn mương trong thời gian nghiên cứu cho thấy chất lượng nước mương đang có dấu hiệu của sự suy giảm và chịu tác động lớn của nguồn thải tiếp nhận. . Trong suốt thời gian nghiên cứu môi trường nước mương chủ yếu ở trạng thái trung tính hơi kiềm , có xu hướng tăng cao vào mùa khô. Điều này được lý giải bởi sự sự giảm lượng mưa trong mùa khô, giảm lượng nước tưới cấp về trong những thời điểm cuối tháng 10, tháng 11, 12 trong khi lượng thải từ khu

dân cư gần như không đổi. Minh chứng rõ nét là giá trị pH trung bình trong mùa mưa là 7,13 nhưng trong mùa khô đã tăng lên 7,47. Cũng trong suốt thời gian mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, pH nước mương tương đối ổn định xung quanh mức trung tính, có dao động nhưng không lớn trong khoảng từ 6,9 đến 7,25. Trong khi đó, pH trung bình của nước mương mùa khô hầu như luôn ở mức cao và dao động lớn từ 7,17 đến 7,87 . G iá trị pH trung bình toàn mương lớn nhất rơi vào thời điểm giữa mùa khô 21/1 là thời điểm mực nước mương rất cạn, không mưa và nước tưới chưa cấp về để phục vụ cho vụ mới, lúc này pH nước mương ả n h hưởng lớn từ nước thải khu dân cư bổ sung hàng ngày (hình 4.2) . Hàm lượng oxy hòa tan trong nước (DO), Eh có xu hướng giảm từ mùa mưa đến mùa khô, nên các quá trình oxy hóa xảy ra mạnh hơn trong thời điểm mùa mưa, chất lượng nước tốt hơn, và đi từ thời điểm mùa mưa đến mùa khô thì các quá trình oxy hóa giảm dần, khử chiếm ưu thế, chất lượng nước suy giảm hơn.

Hình 4.2: Diễn biến pH nước mương theo thời gian

Sự suy giảm chất lượng nước theo thời gian được phản ánh rõ hơn thông qua các thông số NH 4 + , PO 4 3- , COD. Đó là sự tăng cao nồng độ các chất dinh dưỡng N, P, sự tăng cao nhu cầu oxy cần thiết để oxy hóa hết

lượng hữu cơ nội tại trong mương , thể hiện quá trình phú dưỡng nước mặt trên toàn hệ thống kênh mương (hình 4.3).

Các thông số chính phản ánh cho sự suy giảm là NH 4 + , PO 4 3- , COD có diễn biến tăng cao nồng độ trong thời gian nghiên cứu (hình ), điều đó có nghĩa là chất lượng nước suy giảm theo thời gian và được biểu hiện bằng quá trình phú dưỡng nước mặt trên toàn hệ thống kênh, mương .

Hình 4.3 : Diễn biến các thông số NH4+, PO43-, COD trong thời gian nghiên cứu

Nồng độ của NH4+, PO43- và COD có xu hướng tăng dần. . Giá trị thấp nhất của 3 thông số tập trung vào các lần lấy mẫu 14/5, 11/6, 23/7, 20/8, đây là những thời điểm nằm trong mùa mưa năm 2009, ngược lại nồng độ cao nhất rơi vào các lần lấy mẫu 10/12, 24/12/, 7/1/10 thuộc mùa khô năm 2009. . Điều này được lý giải bởi sự phù hợp với lượng mưa trong năm của khu vực và nhu cầu nước tưới của cây trồng của địa phương . . Theo số liệu quan trắc lượng mưa 2009 của trạm khí tượng HUA JICA – Đại học Nông nghiệp Hà Nội (Phụ lục 2) và số liệu quan trắc lượng mưa 3 tháng đầu năm 2010 của trạm Láng Hà Nội (Phụ lục 3) cho thấy thời điểm tháng 5,6,7,8 là những tháng có lượng mưa lớn, lớn nhất là tháng 5 với 270 mm, và ngược lại các tháng 11, 12 và tháng 1/2010 là những tháng có lượng mưa rất thấp, thậm chí có tháng 11 gần như không có mưa. . Hơn nữa, khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 9 là thời gian bơm nước để gieo cấy và canh tác lúa vụ hè thu 2009 của địa phương nên lượng nước cấp về mương là khá lớn, vận tốc dòng chảy lớn, có sự xáo trộn và pha loãng các

dòng thải đổ vào mương, các phản ứng oxy hóa diễn ra mạnh mẽ, do đó nồng độ các chất dinh dưỡng và các chất hữu cơ trong mương thấp.. NVà ngược lại, thời điểm từ cuối tháng 10 trở đi là thời điểm bơm tiêu nước để thu hoạch lúùa mùa và phơi ải, vì thế nước trong các hệ thống mương rất cạn, trong các mương nhánh gần như không có nướccạn khô.. Trong khi đó lượng nước thải từ khu dân cư hầu như không đổi, làm cho nồng độ các chất dinh dưỡng và hữu cơ trong mương tăng cao.. Có những thời điểm lấy mẫu như ngày 24/12, 7/1 nước mương gần sát đáy, đặc kịt màu tối và có mùi nồng nặchôi thối.. Nguồn nước bổ sung h à ng ngày vào mương chủ yếu là nước thải sinh hoạt và chăn nuôi từ khu dân cư, do đó chất lượng nước mương chịu mang nhiều ảnh hưởng của nước thải khu dân cư . Hình thể hiện xu hướng tăng dần của giá trị pH trong thời gian quan trắc

Như vậy, trong thời gian một năm quan trắc, chất lượng nước mương có biểu hiện của sự suy giảm chất lượng nước. Yếu tố mùa ảnh hưởng rất nhiều đến sự suy giảm này. Trong mùa mưa các thông số đánh giá đều phản

ánh chất lượng nước tốt hơn mùa khô: DO, Eh cao, pH gần với giá trị trung tính, các thông số dinh dưỡng và hàm lượng các chất hữu cơ thấp; còn trong mùa khô các thông số này đều biểu hiện theo xu hướng ngược lại. Chất lượng

nước có sự chênh lệch rõ ràng giữa hai mùa mưa khô (hình 4.4).Hình: Kết quả trung bình trong bảng () càng làm rõ hơn cho cho sự chênh lệch chất lượng nước trong hai mùa mưa khô . Vào thời điểm mùa mưa, lưu lượng nước trên mương lớn, nguồn thải bổ sung được pha loãng, nồng độ các chất trong nước giảm, giá trị pH gần đạt giá trị trung tính 7,1 trong khi mùa khô giá trị này tăng lên 7,47 . Hàm lượng oxy hòa tan trong nước (DO), Eh có xu hướng giảm từ mùa mưa đến mùa khô, nên các quá trình oxy hóa xảy ra mạnh hơn trong thời điểm mùa mưa, chất lượng nước tốt hơn, và đi từ thời điểm mùa mưa đến mùa khô thì các quá trình oxy hóa giảm dần, khử chiếm ưu thế, chất lượng nước bị suy giảm hơn . Tuy nhiên, sự chênh lệch giữa hai mùa mưa khô trong thời gian nghiên cứu còn được thể hiện rõ hơn đối với các thông số dinh dưỡng và các hợp chất hữu cơ (Hình ) .

Hình 4 . 4 : Diễn biến nồng độ các chất dinh dưỡng và các chất hữu cơ trong hai mùa mưa, khô

Qua hình 4.4 cho thấy hàm lượng các chất dinh dưỡng N, P trong mùa khô khá cao, vượt TCCP và cao hơn rất nhiều so với mùa mưa. . Cụ thể, hàm lượng N-NO3- mùa khô trung bình là 0,34 ,2 mg/l cao gấp 2,1 lần so với mùa khô. . Đặc biệt có hàm lượng N-NH4+ và P-PO43- trong mùa khô tăng lên rất cao, từ 4,28 mg/l và 0,63 mg/l trong mùa mưa đã tăng lên tới 11,8 mg/l và 2,27 mg/l trong mùa khô, cao gấp 2,8 và 3,6 lần, vượt TCVNB và tiêu chuẩn OECD lần lượt là 12 và 69 lần. .

Nồng độ các chất hữu cơ cũng tăng cao rõ rệt trong mùa khô. . Nhu cầu oxy hóa học (COD) cần để oxy hóa hết lượng hữu cơ trong mùa khô là 86,2 mg/l cao gấp 2,15 lần so với mùa mưa. . Giá trị này cho thấy lượng hữu cơ nội tại trong mương là khá lớn, tuy nhiên trong điều kiện lượng nước mưa và nước tưới cấp về ít, mực nước trong mương giảm, nguồn nước thải từ khu dân cư đổ ra mương không đổi, điều kiện phân hủy yếm khí chiếm chủ yếu nên nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5) cũng tăng lên trong mùa khô nhưng tăng không lớn (gấp 1,25 lần so với mùa mưa ). .

Như vậy chất lượng nước của mương phụ thuộc chặt chẽ vào mùa, vào lượng mưa, lượng nước tưới cấp về và chịu ảnh hưởng lớn từ những nguồn thải bổ sung vào mương. . Và trong suốt thời gian nghiên cứu chất lượng nước của hệ thống đều thể hiện sự suy giảm và nguy cơ phú dưỡng. .

Một phần của tài liệu Nghiên cứu diễn biến chất lượng nước mặt của hệ thống kênh mương thủy lợi tại địa bàn xã Phù Đông Gia Lâm Hà Nội (Trang 52)