3. Tình hình sử dụng các công cụ ngoại hối phái sinh để phòng ngừa rủ
3.2. Tình hình sử dụng công cụ phái sinh trong nghiệp vụ xuất nhập khẩu
nhập khẩu tại Việt Nam
Việc sử dụng công cụ phái sinh ở các DN Việt Nam
Theo một kết quả khảo sát về việc sử dụng công cụ phái sinh ở các DN Việt Nam trong hội thảo khoa học Ộ Giải pháp phát triển thị trường phái sinh ở Việt NamỢ do NHNN tổ chức ngày 7/11/2007 tại Hà Nội:[5]
Hợp đồng giao dịch Doanh nghiệp chƣa biết Doanh nghiệp ắt khi sử dụng Doanh nghiệp thƣờng xuyên có sử dụng Tổng cộng Hợp đồng kỳ hạn 17 58 25 100 Hợp đồng hoán đổi 36 64 - 100 Hợp đồng tương lai 34 66 - 100 Hợp đồng quyển chọn 21 58 21 100
Bảng 2-1: Kết quả khảo sát việc sử dụng công cụ phái sinh ở các DN Việt Nam (2007)
Điều này có thể thấy, thực trạng sử dụng các công cụ phái sinh ở Việt Nam trong bảo hiểm nói chung và phòng ngừa rủi ro tỷ giá nói riêng còn rất hạn chế. Các DN vẫn chưa thực sự nhận thức được đúng đắn và e ngại sử dụng vì chưa hiểu biết với những công cụ phái sinh còn khá mới mẻ ở Việt Nam.
http://svnckh.com.vn 43
Nguồn: finance.yahoo.com
Đồ thị 2-2: Biến động của tỷ giá VND/USD
Khi tỷ giá có xu hướng giảm, tác động tiêu cực đến xuất khẩu, bởi vì các DN có nguồn thu xuất khẩu bằng đồng ngoại tệ sẽ bị thiệt hại khi chuyển đổi sang đồng VND. Vắ như vào đầu năm 2008, do tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng tài chắnh toàn cầu, Cục dữ trữ Liên Bang Mỹ (Fed) cắt giảm mạnh lãi suất đồng USD, điều này làm đồng USD tiếp tục suy yếu trên thị trường thế giới, tỷ giá USD/VND liên tiếp giảm cộng thêm với tác động về biên độ tỷ giá được NHNN nới rộng, các NHTM hạn chế mua ngoại tệ, tất cả làm cho các DN XK Việt Nam phải chịu ảnh hưởng do nguồn thu chủ yếu bằng USD. Các DN XK thủy sản, dệt may, cà phêẦ với nguồn thu bằng USD và đầu vào chủ yếu là nguyên liệu trong nước thanh toán bằng VND, khi tỷ giá giảm, đồng VND thiếu hụt, DN gặp khó khăn trong việc phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
Ngược lại, khi tỷ giá tăng sẽ tác động tiêu cực đến nhập khẩu. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến những DN mà đầu vào nguyên vật liệu lại chủ yếu phải
http://svnckh.com.vn 44 nhập khẩu từ nước ngoài, như các DN trong ngành dược phẩm là 90%, các DN sữa là 80%, các DN trong ngành giấy, xăng dầu, thép, phân bón... Vào khoảng thời gian cuối năm 2008, đầu 2009, tỷ giá VND/USD đột ngột tăng mạnh khiến cho các DN NK Việt Nam phải mua nguyên liệu đầu vào với mức giá cao hơn, làm cho lợi nhuận thu về bằng VND giảm do phải bán hàng hóa với giá cao hơn, thậm chắ nhiều DN phải chịu những khoản lỗ để giữ khách hàng.
Như vậy, tỷ giá tăng hay giảm thì đều có ảnh hưởng nhất định đến các DN XNK. Nhưng một biện pháp hữu hiệu để các DN có thể hoàn toàn tránh được những khó khăn trên bằng việc sử dụng các công cụ phái sinh ngoại hối của các NHTM để bảo hiểm rủi ro tỷ giá
Việc sử dụng công cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro tỷ giá của DN XNK
Hiện nay trên thực tế, do những bức thiết về những thay đổi thị trường, chắnh sách tỷ giá và những biến động bất thường của tỷ giá, các DN cũng đã nhận thức, tìm hiểu và dần áp dụng các công cụ phái sinh này cho việc tự bảo hiểm hoạt động sản xuất kinh doanh của mình mặc dù số lượng vẫn còn rất ắt. Các DN XNK có thể lựa chọn những công cụ ngoại hối phái sinh như công cụ kỳ hạn, hoán đổi hay quyền chọn. Với DN XK, họ có thể chọn mua những hợp đồng bán kỳ hạn ngoại tệ, mua hợp đồng hoán đổi ngoại tệ hay mua quyền chọn bán ngoại tệ để phòng ngừa rủi ro. Với các DN NK, họ có thể mua hợp đồng mua ngoại tệ kỳ hạn, mua hợp đồng hoán đổi ngoại tệ hoặc mua quyền chọn mua ngoại tệ.
Công ty cổ phần nhựa Thiếu Niên Tiền Phong (NTP) là một trong những cơ sở sản xuất kinh doanh hàng đầu về nhựa. Nguyên vật liệu chắnh của công ty là hạt nhựa, hầu hết được nhập khẩu với số lượng lớn từ nước ngoài. Công ty này ước tắnh cho những khoản lỗ do rủi ro tỷ giá mang lại có
http://svnckh.com.vn 45 thể lên đến hơn 10 tỷ đồng. Do vậy, công ty đã sử dụng công cụ ngoại hối kỳ hạn để phòng ngừa những biến động tiêu cực của tỷ giá. Việc tự bảo hiểm bằng công cụ ngoại hối kỳ hạn này đã giúp cho công ty xác định khá chắnh xác được giá cả cũng như chi phắ tài chắnh. Nhờ đó, công ty luôn chủ động trong việc phát huy được năng lực tài chắnh và đảm bảo tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công ty Cổ phần cà phê An Giang, mỗi năm xuất khẩu khoảng 70.000 tấn cà phê đến các nước khác trên thế giới, với một khoản thu không hề nhỏ trong hoạt động xuất khẩu, vào năm 2008, khi tỷ giá đồng USD so với VND tăng mạnh, công ty đã có được một khoản lãi đến 20 tỷ đồng, với một con số khá lớn như vậy những nếu là tỷ giá đảo chiều, giảm xuống trong thời gian tới do những biến động khó có thể dự đoán trước được thì lại là một vấn đề nan giải, ảnh hưởng mạnh mẽ đến doanh thu của công ty. Nhận thức được tầm quan trọng của rủi ro tỷ giá, ngay từ đầu năm 2009, công ty cổ phần cà phê An Giang đã có chủ trương tăng cường sử dụng các biện pháp phái sinh để phòng ngừa biến động tỷ giá như công cụ ngoại hối kỳ hạn, công cụ ngoại hối quyền chọn.
Năm 2008, với sự biến động mạnh mẽ của tỷ giá VND/USD, một số doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn của Việt Nam đã mua những hợp đồng bán kỳ hạn ngoại hối với các ngân hàng thương mại để cố định khoản thu từ xuất khẩu. Thực tế đã cho thấy kết quả mà các DN thủy sản này nhận được từ việc tự bảo hiểm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bằng công cụ ngoại hối phái sinh khi mà tỷ giá sụt giảm khá mạnh vào đầu năm 2008. Với việc mua hợp đồng bán kỳ hạn ngoại hối, các DN này đã tránh khỏi được một khoản chi phắ lớn do biến động tỷ giá.
Có thể thấy, các DN XNK Việt Nam đang dần dần làm quen và sử dụng các công cụ ngoại hối phái sinh để bảo hiểm cho hoạt động kinh doanh của mình. Tuy số lượng các DN tham gia các công cụ phái sinh này còn khá
http://svnckh.com.vn 46 thấp, nhưng đây cũng là bước khởi đầu cho một thị trường ngoại hối phái sinh