+ Công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương. + Công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương. + Công chức ngạch chuyên viên và tương đương.
+ Công chức ngạch cán sự và tương đương. + Công chức ngạch nhân viên và tương đương.
* Còn đối với cách phân loại trong giáo trình chúng ta đang tìm hiểu: đó là phân loại theo vị trí làm việc. Đây là cách phân loại dựa vào dấu hiệu quyền lực để phân loại, nhằm xác định quyền và nghĩa vụ của từng loại công chức, mặt khác, dựa vào đó mà các cơ quan nhà nước sắp xếp các ngạch, số lượng công chức trong một ngạch, trong từng cơ quan, từng bộ phận của cơ quan tương ứng với trình độ chuyên môn mà họ được đào tạo.
a. Công chức lãnh đạo:
Công chức lãnh đạo là những người được bầu hoặc được bổ nhiệm để giữ chức vụ lãnh đạo, có thẩm quyền theo quy định của pháp luật để thực hiện chức năng quản lý, điều hành.
Công chức lãnh đạo có thể là cấp trưởng hoặc cấp phó. Cấp trưởng cũng có thề là Chủ tịch (dùng để chỉ người đứng đầu cơ quan, làm việc theo chế độ lãnh đạo tập thể gắn với cá nhân phụ trách). Các chức danh Bộ trưởng, Giám đốc, Chủ nhiệm, Trưởng ban ... là thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền riêng.
Cấp phó là phó của thủ trưởng (không phải là phó của cơ quan) giúp cấp trưởng thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ nhất định và chịu trách nhiệm trước cấp trưởng. Cần tránh khuynh hướng biến cấp phó thành một cấp quản lý.
b. Công chức chuyên môn
Công chức chuyên môn là những công chức được tuyển dụng vào cơ quan để thực hiện các thẩm quyền của cơ quan hoặc của thủ trưởng cơ quan trong lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ. Họ là những người có nhiệm vụ làm tham mưu giúp Thủ trưởng cơ quan ra các quyết định quản lý và tổ chức theo dõi việc thi hành các quyết định đó. Công chức chuyên môn bao gồm: cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp.
Sự phân cấp công chức chuyên môn này dựa vào: trình độ, năng lực, vị trí vai trò của công chức. Chẳng hạn, trình độ trung cấp là công chức chuyên môn - cán sự, trình độ đại học là công chức chuyên môn - chuyên viên.
Chính việc chuyên môn hóa trong công việc sẽ giúp cho công chức phát huy hết khả năng của mình cũng như phù hợp với năng lực của họ, không quá cao, cũng không quá thấp để họ có thể hoàn thành công việc đạt hiệu quả như mong muốn.
c. Nhân viên phục vụ
Trong các cơ quan hành chính nhà nước còn có các nhân viên phục vụ. Họ chuyên phục vụ và làm một số khâu tác nghiệp hành chính cụ thể cho cơ quan, cho thủ trưởng và cho các công chức chuyên môn. Ví dụ: nhân viên đánh máy, lái xe, kỹ
thuật, văn thư, bảo vệ ... Như vậy, chỉ có công chức lãnh đạo và công chức chuyên môn thực hiện chức năng quản lý, điều hành; hoạt động cũa họ gắn với yếu tố quyền