so với các tổ chức khác.
Trích từ đề cương QL&PTTCHCNN
Các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước có một số khác biệt cơ bản sau:
- Là tập hợp một giai cấp, tổ chức có cùng quan điểm cùng lập trường, cùng ngành nghề hoặc cùng giới tính.
- Không phân chia theo lãnh thổ hành chính, mà chỉ thành lập trong các đơn vị hành chính quốc gia
- Không thiết lập quyền lực công, chỉ có tính bắt buộc do ban lãnh đạo đứng đầu - Đặt ra các điều lệ, quy định, lệ phí, thu phí để áp dụng cho nội bộ tổ chức xã hội đó
- Không đại diện chủ quyền quốc gia, chỉ đại diện cho giới, tổ chức của mình. Trích từ đề cương pháp luật đại cương
IV. YẾU TỐ CON NGƯỜI TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀNƯỚC NƯỚC
Con người có vị trí đặc biệt quan trọng trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, con ngươi chỉ phát huy được ưu thế của mình khi được đặt trong một cơ cấu của tổ chức. Trong cơ quan hành chính nhà nước, con người được xem xét ở hai phương diện: cá nhân và đội ngũ.
1. Cá nhân
Trong cơ quan hành chính nhà nước, cá nhân được đặt ở một vị trí nhất định nhằm thực hiện một hoặc một số chức năng nhất định. Cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhà nước phải là những người có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn nghiệp vụ để đảm đương và thực thi công vụ. Họ có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ sự an toàn, danh dự và lợi ích quốc gia; chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Thi hành nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật, tôn trọng phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân; tham gia sinh hoạt với cộng đồng dân cư nơi cứ trú, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, không quan liêu, hách dịch, cửa quyền tham nhũng; có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong công tác; thực hiện nghiêm chỉnh nội quy của cơ quan, tổ chức, giữ gìn và bảo vệ của công, bảo vệ bí mật nhà nước; thường xuyên học tập nâng cao trình độ, chủ động sáng tạo, phối hợp trong công tác nhằm hoàn thành nhiệm vụ, công vụ được giao; chấp hành sự điều động, phân công của cơ quan, tổ chức. Đồng thời với nghĩa vụ trên họ được hưởng những quyền lợi nhất định theo quy định của pháp luật.
Nguyên tắc phát huy tính tích cực của con người: vì con người trong mọi tổ chức luôn luôn là yếu tố đảm bào cho tổ chức đó hoạt động có hiệu quả. Động viên sự tham gia của con người và động viên tính tích cực của họ trong các hoạt động quản lý hành chính nhà nước sẽ đem lại hiệu quả. Và thực tế, hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước luôn tuân thủ theo quy định của phải luật, nhưng đòi hỏi con người giải quyết vấn đề phải có ý thức và có óc sáng tạo. Công dân không thể chờ đợi sự giải quyết một cách chập chạp và thủ tục giấy tờ luộm thuộm cho nên đòi hỏi tính tích cực, chủ động và sáng tạo đúng pháp luật của con người.
* Lưu ý về quyền và nghĩa vụ của các nhân:
- Những người làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước, được xem xét từ ba góc độ khác nhau:
+ Là công dân;
+ Là người lao động;
+ Là người lao động làm việc trong các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, một loại tổ chức đặc biệt
- Vì thế, quyền và nghĩa vụ phải được xem xét, đánh giá trong cả ba lĩnh vực trên. Chẳng hạn:
* Quyền theo nghĩa là công dân: Hiến pháp 1992 đã quy định những quyền của công dân. Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật, công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân, công dân có quyền nghiên cứu khoa học …
* Quyền theo nghĩa là lao động: Bộ luật Lao động nước ta quy định người lao động có những quyền cơ bản. Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp, học nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp, không phân biệt đối xử giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo. Người lao động có quyền làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất cứ nơi nào mà pháp luật không cấm. Mọi người có quyền tự do lựa chọn nghề và nơi học nghề phù hợp với nhu cầu làm việc của mình.
* Quyền trên giác độ là người lao động, làm việc trong các cơ quan quản lý hành chính nhà nước: do cơ quan hành chính nhà nước là một tổ chức đặc biệt cho nên quyền của người lao động làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước có những đặc trưng khác với người làm việc trong các tổ chức khác. Quyền của người lao động làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước được hiểu như là: Quyền của Nhà nước trao cho họ để giúp họ thực hiện tốt nhất nhiệm vụ được Nhà nước trao cho họ. Điều này cũng có nghĩa là quyền của người lao động làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước có những nét đặc trưng cần lưu ý:
+ Những quyền này chỉ có được khi nhà nước trao cho họ. + Quyền nào được trao thì chỉ có quyền đó.
+ Khi Nhà nước lấy lại quyền, người lao động cũng sẽ không còn quyền đó. + Quyền của người làm việc trong cơ quan quản lý hành chính nhà nước phụ thuộc vào quyền của cơ quan mà họ làm việc.
+ Quyền của người lao động làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước không quy định trong hệ thống văn bản pháp luật chung như quyền của người lao động trong Bộ luật Lao động mà tuỳ thuộc vào nhóm người sẽ có những quy định riêng
Tìm hiểu thêm về quyền lợi và nghĩa của người làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước: