+ Quyền lợi về tình thần: các hình thức thi đua khen thưởng sự cống hiến thông qua những loại huân, huy chương.
+ Quyền lợi về vật chất: hưởng lương, các thứ phụ cấp và hưu bổng. + Quyền lợi về chính trị.
+ Quyền lợi về phát triển chức nghiệp (học tập, bồi dưỡng đào tạo …) + Quyền lợi gắn liền với việc đảm nhận các chức vụ lãnh đạo.
+ Quyền lợi sau khi nghỉ hưu.
=> Quyền lợi chung của cán bộ công chức được quy định chi tiết trong chương II. Luật Cán bộ công chức 2008. Anh chị cần lưu ý, cập nhận thông tin, Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010.
- Nghĩa vụ:
+ Trước tiên, cần phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của người công dân bình thường.
+ Pháp luật hiện hành của nước ta đã quy định đầy đủ các nghĩa vụ của cán bộ, công chức. Một số nghĩa vụ đặc trưng: tận tuỵ phục vụ nhân dân, chấp hành sự điều động, phân công của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, cán bộ công chức phải chấp hành quyết định của cấp trên, khi có căn cứ cho là quyết định đó sai trái thì phải báo cáo ngay với người ra quyết định, trong trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì phải báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người ra quyết định và không phải chịu hậu quả về việc thi hành quyết định đó.
* Lưu ý: Những điều cán bộ, công chức không được làm
Được quy định chi tiết tại Mục 4 chương II Luật Cán bộ, công chức
Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ.
1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.
2. Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật.
3. Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.
4. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến bí mật nhà nước
1. Cán bộ, công chức không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức.
2. Cán bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.
3. Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề, công việc, thời hạn mà cán bộ, công chức không được làm và chính sách đối với những người phải áp dụng quy định tại Điều này.
Những việc khác cán bộ, công chức không được làm Ngoài những việc không được làm quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này, cán bộ, công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại luật Phòng, chống tham nhũng, luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.
2. Đội ngũ
Tiết 4 : - Thời gian giảng: 45 phút
- Phương pháp: Thuyết trình, hỏi - đáp, sàng lọc. - Dụng cụ: Micro, bảng, phấn, máy chiếu, giấy A4.
Tìm hiểu về “Đội ngũ” theo từ điển tiếng Việt:
- Là khối đông người được tập hợp và tổ chức thành một lực lượng có quy củ. - Là tập hợp một số đông người có cùng chức năng hoặc nghề nghiệp.
Mỗi một cá nhân có thể thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ nhất định, hoạt động của họ là những yếu tố tạo nên hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước. Mỗi người thực hiện tốt nhiệm vụ của mình là điều kiện để người khác trong tổ chức thực hiện tốt chức năng của họ. Như vậy, muốn một tổ chức hoạt động tốt phải có một đội ngũ đồng bộ. Để xây dựng đội ngũ tốt phải căn cứ trên cơ sở của nhu cầu hoạt động hiện tại và dự báo nhu cầu trong giai đoạn tiếp theo một cách khách quan, khoa học để xác định cơ cấu số lượng, chất lượng đội ngũ cần thiết và từ đó lập quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng đội ngũ.
Đội ngũ chính là sự tâp hợp các công chức trong cơ quan hành chính nhà nước. Chúng ta tìm hiểu về công chức hành chính nhà nước.
* Khái niệm công chức:
Công chức hành chính nhà nước có các đặc điểm sau đây: - Là công dân Việt Nam được bầu, bổ nhiệm hoặc tuyển dụng.
- Được giao giữ một chức vụ nhất định, làm việc thường xuyên trong cơ quan hành chính nhà nước.
- Nằm trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
- Trong phạm vi thẩm quyền được sử dụng quyền lực nhà nước để thực thi công vụ.
Căn cứ vào tính chất, đặc điểm công việc và chức năng, nhiệm vụ của từng công chức, đội ngũ công chức hành chính nhà nước được phân chia thành ba loại sau đây: