Kết quả thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu bồi dưỡng năng lực tự học cho sinh viên thông qua việc xây dựng và sử dụng website trong dạy học chương năng lượng cơ học chất lưu (Trang 55)

8. Cấu trúc của luận văn

3.4.Kết quả thực nghiệm sư phạm

3.4.1. Đánh giá định tính kết quả thực nghiệm

* Đối với lớp thực nghiệm

- SV tự chủ chiếm lĩnh kiến thức và giải quyết các vấn đề trong bài học.

- SV tích cực tham gia phát biểu ý kiến ở lớp thực nghiệm tốt hơn lớp đối chứng. - Không khí học tập ở lớp thực nghiệm diễn ra sinh động hơn và có khả năng tự lực giải quyết vấn đề tốt hơn ở lớp đối chứng.

- SV được rèn luyện và dần làm quen với phương pháp tự học, tự nghiên cứu.

* Đối với lớp đối chứng

- SV tiếp nhận kiến thức vật lí dưới dạng thông báo, nêu và giải quyết vấn đề… - SV học tập một cách thụ động, ít phát biểu ý kiến.

- Không khí học tập ở lớp đối chứng diễn ra kém sinh động hơn so với lớp thực nghiệm.

- Khả năng tự học, tự nghiên cứu của SV ở lớp đối chứng không bằng SV ở lớp thực nghiệm.

Sau khi tổ chức cho SV làm bài kiểm tra, chúng tôi tiến hành chấm bài và xử lí kết quả thu được theo thống kê toán học. Gồm có: Các bảng thống kê điểm số; bảng thống kê số phần trăm (%) học sinh đạt điểm Xi trở xuống; vẽ đường cong tần số tích lũy.

3.4. 3. Xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm

Qua các bài kiểm tra, chúng tôi đã tiến hành thống kê, tính toán và thu được bảng số liệu sau:

Bảng 3.1. Bảng thống kê các điểm số (Xi) của bài kiểm tra

Số bài kiểm tra đạt điểm Xi Nhóm Số SV Số bài

KT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

ĐC 42 42 0 1 3 0 0 19 12 5 2 0

TN 46 46 0 0 0 1 2 2 14 25 2 0

Bảng 3.2. Bảng phân phối tần suất của hai nhóm

Số % bài kiểm tra đạt điểm Xi Nhóm Số SV Số bài KT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 42 42 0 2.38 7.14 0 0 45.24 28.57 11.9 4.76 0 TN 46 46 0 0 0 2.17 4.35 4.35 30.43 54.35 4.38 0

0 10 20 30 40 50 60 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Điểm S % b à i k iể m t ra đ t đ iể m X i ĐC TN

Đồ thị 3.1. Đồ thị phân phối tần suất của hai nhóm

Bảng 3.3. Bảng thống kê số học sinh đạt điểm Xi trở xuống

Số bài kiểm tra đạt điểm Xi trở xuống Nhóm Số SV Số bài

KT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

ĐC 42 42 0 1 4 4 4 23 35 40 42 42

TN 46 46 0 0 0 1 3 5 19 44 46 46

Bảng 3.4. Bảng phân phối tần suất lũy tích hai nhóm

Số % bài kiểm tra đạt điểm Xi trở xuống Nhóm Số SV Số bài KT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 42 42 0 2.38 9.52 9.52 9.52 54.76 83.3 95.24 100 100 TN 46 46 0 0 0 2.17 6.52 10.87 41.3 95.65 100 100

0 20 40 60 80 100 120 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Điểm S % b à i K T đ t đ iể X i tr x u n g ĐC TN

Đồ thị 3.2. Đồ thị phân phối tần suất lũy tích của hai nhóm

0 20 40 60 80 100 120 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Điểm S % b à i K T đ t đ iể m X i tr x u n g ĐC TN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.5. Bảng phân loại theo học lực

* Phân tích số liệu:

+ Điểm trung bình cộng của SV lớp thực nghiệm cao hơn ở lớp đối chứng. + Đường tích luỹ của lớp thực nghiệm nằm bên phải và phía dưới đường tích luỹ của lớp đối chứng, chứng tỏ chất lượng học tập của SV lớp thực nghiệm là tốt hơn. Đồng thời tỉ lệ SV khá, giỏi ở lớp thực nghiệm cũng cao hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Sau khi đã tiến hành TNSP, cùng với việc phân tích và xử lý các kết quả thu được về mặt định tính và định lượng, chúng tôi đã có cơ sở để khẳng định giả thuyết ban đầu về tính hiệu quả của đề tài. Bên cạnh đó chúng tôi còn dựa vào các biện pháp khác (trao đổi với SV, quan sát hoạt động học tập của SV trong các giờ học). Chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau:

- Việc tự học với sự hỗ trợ của website đã kích thích hứng thú học tập, phát triển tư duy của SV , góp phần đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của SV. Sinh viên có điều kiện nghiên cứu, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, có điều kiện để ôn tập, củng cố và mở rộng kiến thức ở nhà sau khi đã học tập trên lớp và ở đó họ vững tin hơn trong học tập, có được kỹ năng tự học cao.

- Việc sử dụng website tự học thực sự đã lôi cuốn các em HSV vào việc tham gia xây dựng bài học để tìm ra tri thức mới.

- Chất lượng nắm kiến thức cơ bản của SV lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Phương pháp tư duy, khả năng giải bài tập, tính tích cực và độc lập làm việc của SV lớp thực nghiệm tốt hơn lớp đối chứng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc sử dụng website dạy học nhằm bồi dưỡng năng lực tự học cho SV còn một số hạn chế:

- Trang thiết bị phục vụ cho việc tự học còn thiếu, một số SV có hoàn cảnh khó khăn nên chưa thể trang bị được máy vi tính.

- Trình độ tin học của GV và SV còn hạn chế.

- Để các giờ học đạt được hiệu quả cao, lôi cuốn sự chú ý của SV, đòi hỏi giáo viên phải có sự đầu tư thời gian và công sức trong việc thiết kế website dạy học theo định hướng vận dụng phương pháp tự học và dạy – tự học cho SV.

PHẦN KẾT LUẬN

Đối chiếu với mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi thu được các kết quả như sau:

- Làm sáng tỏ cơ sở lý luận về tự học và những phương pháp tự học, trên cơ sở đó vận dụng một số phương pháp tự học thông qua hoạt động dạy – tự học cho SV nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường Cao Đẳng, Đại Học.

- Xây dựng được website dạy học chương “Năng lượng – Cơ học chất lưu” VLĐC.

- Việc dạy học với sự hỗ trợ của Website là một ứng dụng mạnh mẽ của CNTT trong DH. Với nguồn thông tin phong phú, đa dạng được thực hiện trên các PTDH hiện đại.

- Với kết quả thực nghiệm sư phạm, cho phép rút ra những kết luận bước đầu về hiệu quả của tiến trình dạy học đã sọan thảo nhằm gây hứng thú học tập, tạo ý thức tự chủ chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kỹ năng tự học cho SV. Kết quả này khẳng định: Vận dụng một số phương pháp tự học nhằm nâng cao chất lượng học tập vật lí là có tính khả thi, phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta.

Một số kiến nghị:

- Các nhà quản lí, các giáo viên ở trường đại học luôn luôn quan tâm đến việc tự học, tự nghiên cứu của SV trong quá trình dạy học. Để SV tự học, tự nghiên cứu tốt. Ngoài việc đổi mới phương pháp dạy học còn phải có cơ sở vật chất phục vụ cho học sinh tự học như: thư viện, phương tiện dạy học, phòng thí nghiệm … đáp ứng theo chuẩn các trường đại học trong khu vực và quốc tế.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng GV về nôi dung chuyên môn, về kỹ thuật sử dụng các PTDH hiện đại, có biện pháp tích cực khuyến khích GV ứng dụng tin học trong DH vật lý.

Hướng nghiên cứu tiếp của đề tài

- Mở rộng phạm vi xây dựng website cho các nội dung khác trong chương trình

Vật lý đại cương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Lương Duyên Bình (2000): Vật lí đại cương - Bài tập vật lí đại cương. NXBGD. [2]. Bộ Giáo dục – Đào tạo, Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam.

[3]. Trần Hữu Cát (2004): Phương pháp nghiên cứu khoa học Vật lý. ĐH Vinh.

[4]. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1997), Nghị quyết lần thứ II BCHTW Đảng khóa VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[5]. Lê Đình – Trần Huy Hoàng (2005), Cơ sở khoa học của việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên sư phạm ngành Vật Lý, Đề tài khoa học cấp bộ,

Trường ĐHSP Huế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[6]. Lê Trọng Dương (2006): Hình thành và phát triển năng lực tự học cho SV ngành

toán học CĐSP. Luận án TS Giáo dục. ĐH Vinh.

[7]. Phạm Thị Thanh Hằng (2009). Nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên. Kỷ yếu hội thảo khoa học. Đồng Tháp

[8]. Bùi Hiền (chủ biên), Nguyễn Văn Cao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo, “Giáo

trình dạy học sinh THPT tự lực tiếp cận kiến thức”, NXBĐHSP.

[9]. Nguyễn Trung Hiếu (2008), Nghiên cứu vận dụng một số phương pháp tự học nhằm nâng cao chất lượng học môn vật lý thông qua chương “Năng lượng” thuộc phần Cơ học vật lý đại cương cho sinh viên Cao Đẳng Cộng Đồng Đồng Tháp”. Luận

văn thạc sĩ giáo dục.

[10]. Đỗ Mạnh Hùng (1995), Thống kê toán trong khoa học giáo dục. Bài giảng cho học viên cao học chuyên ngành phương pháp giảng dạy Vật lý. ĐH Vinh.

[11]. Nguyễn Thế Khôi - Vũ Thanh Khiết (2007), Vật lí 10 nâng cao. NXBGD. [12]. Hà Thái Thủy Lê, website day học cơ học 2, bài giảng điện tử 2011

[13]. Nguyễn Thị Bích Liên (2008). Xây dựng và sử dụng website dạy học chương

Dòng điện trong các môi trường -Vật lý lớp 11 (nâng cao) nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học Vật lý ở trường phổ thông. Luận văn thạc sĩ giáo dục.

[14]. Nguyễn Thị Mỹ Lộc – Đinh Thị Kim Thoa (2009), Tâm lý học giáo dục,

NXBĐHQG.

[15]. Phạm Thị Phú - Nguyễn Đình Thước (2001): Lôgic học trong dạy học vật lí. Tài

liệu dùng cho học viên cao học. Đại học Vinh.

lý chương “Động lực học chất điểm và hệ chất điểm” Vật lý đại cương ở Trường Đại học Đồng Tháp. Luận văn thạc sĩ giáo dục.

[17]. Nguyễn Cảnh Toàn (1998): Quá trình dạy- tự học. NXBGD.

[18]. Nguyễn Đức Thâm (2002), Phương pháp dạy học Vật lý ở trường phổ thông.

NXB ĐHSP[17].

[19]. Lê Công Triêm - Nguyễn Đức Vũ (2005): Ứng dụng CNTT trong dạy học. NXB Giáo dục.

[20]. Lê Công Triêm (2001), “Bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên

đại học”, Tạp chí giáo dục (8), Trang 20-22

[21]. Lê Công Triêm (2005): Sử dụng máy vi tính trong dạy học Vật lý. NXB Giáo

dục.

[22]. Thái Duy Tuyên. Giáo dục học hiện đại (những nội dung cơ bản). NXBĐHQG Hà Nội, 2001.

www.bachkim.com www.Khoahoc.com.vn www.tailieu.vn

Một phần của tài liệu bồi dưỡng năng lực tự học cho sinh viên thông qua việc xây dựng và sử dụng website trong dạy học chương năng lượng cơ học chất lưu (Trang 55)