8. Cấu trúc của luận văn
3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
3.3.1. Chọn mẫu thực nghiệm sư phạm
SV được khảo sát trong quá trình TNSP gồm 88 em thuộc 2 lớp học phần GẸ405904 và GẸ405903 của trường Đại học Đồng Tháp. Các lớp được chọn:
Trường Đại học
Đồng Tháp Thực nghiệm Đối chứng
Lớp GẸ405903 GẸ405904
Số SV 46 42
Trong nghiên cứu khoa học giáo dục khó có thể lựa chọn được các mẫu thực nghiệm hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên với mức độ cho phép các mẫu được lựa chọn như trên là phù hợp, thoả mãn yêu cầu đặt ra của TNSP.
3.3.2. Phương pháp tiến hành
3.3.2.1. Quan sát giờ học
Tất cả các giờ học thực nghiệm đều được quan sát và ghi chép về hoạt động của GV và SV theo các nội dung:
- Tiến trình dạy học của GV và hoạt động của SV trong các tiết học.
- Tính tích cực, tự lực của SV trong giờ học thông qua số lượng của các câu trả lời.
- Chất lượng học tập của SV trong giờ học thông qua chất lượng của nội dung phát biểu.
- Mức độ đạt được của các mục tiêu bài dạy thông qua các câu hỏi của GV trong phần vận dụng.
3.3.2.2 Bài kiểm tra (xem phụ lục)
Mỗi SV làm một bài kiểm tra 60 phút. Mục đích của bài kiểm tra nhằm:
- Đánh giá định tính về mức độ lĩnh hội các khái niệm cơ bản, các hiện tượng, quá trình vật lý, các tính chất vật lý của sự vật.
- Đánh giá định lượng mức độ lĩnh hội các công thức, các điều kiện để xảy ra các hiện tượng vật lý, khả năng vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng vật lý, giải một số bài tập cụ thể trong chương “Năng lượng – Cơ học chất lưu”.
- Phát hiện những quan niệm sai lầm của SV để kịp thời điều chỉnh.
Qua đó lập các bảng phân phối và đồ thị phân phối để rút ra nhận xét kết quả TNSP.