Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu bồi dưỡng năng lực tự học cho sinh viên thông qua việc xây dựng và sử dụng website trong dạy học chương năng lượng cơ học chất lưu (Trang 53)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm

3.2.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm

Các bài học trong chương “Năng lượng – Cơ học chất lưu” VLĐC có sử dụng website dạy học.

Thực nghiệm sư phạm được tiến hành trong học kỳ I năm học 2011 – 2012 ở hai lớp học phần GẸ405904 và GẸ405903 ở trường Đại học Đồng Tháp.

3.2.2. Nội dung của thực nghiệm sư phạm

Trong quá trình thực nghiệm sư phạm, chúng tôi tiến hành dạy song song một số bài trong chương “Năng lượng – Cơ học chất lưu” VLĐC. Trong đó có một lớp đối chứng và một lớp thực nghiệm, số lượng, trình độ và năng lực học tập của SV hai lớp là gần tương đương nhau. Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đều do cùng một giáo viên dạy, chỉ khác nhau ở chổ: Lớp thực nghiệm dạy theo tiến trình mà chúng tôi đã

sọan thảo ở chương 2, còn lớp đối chứng dạy theo phương pháp truyền thống như: thông báo, đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề …

Trong quá trình thực nghiệm sư phạm, chúng tôi đã cho SV làm một bài kiểm tra để kiểm tra trình độ nắm vững kiến thức cũng như khả năng tự học của SV.

Đối với các lớp TN: GV hướng dẫn SV tự học qua website, giao nhiệm vụ cho SV thông qua các nội dung bài giảng, ôn tập, đề kiểm tra; yêu cầu SV khai thác các site trong website đã thiết kế để tìm hiểu trước mục tiêu học tập, hoạt động tự học, nội dung bài học. Sau đó, GV tổ chức tiến trình dạy học với sự hỗ trợ của website.

Đối với các lớp ĐC: GV sử dụng PPDH truyền thống, các tiết dạy được tiến hành đúng theo khung phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xử lý, so sánh, đối chiếu kết quả học tập của các lớp TN và ĐC.

Một phần của tài liệu bồi dưỡng năng lực tự học cho sinh viên thông qua việc xây dựng và sử dụng website trong dạy học chương năng lượng cơ học chất lưu (Trang 53)