Định hướng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Techcombank Ba Đình (Trang 52)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠ

3.1.Định hướng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong thời gian tới.

Định hướng phát triển kinh doanh trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh là một phần của định hướng chiến lược kinh doanh chung của toàn Ngân hàng. Định hướng hoạt động tín dụng được Tổng giám đốc ban hành trong từng giai đoạn trên cơ sở chiến lược kinh doanh chung của Techcombank và được thể hiện bằng các mục tiêu cụ thể cho phù hợp với tình hình thị trường và tình hình hoạt động thực tế của Techcombank. Trong giai đoạn 2010 – 2015, các nội dung chính trong định hướng phát triển kinh doanh của Chi nhánh Techcombank Ba Đình gồm:

3.1.1. Thị trường hiện tại, sản phẩm hiện tại.

Tập trung tăng trưởng tín dụng theo khả năng đáp ứng của nguồn vốn về số lượng và kỳ hạn, kiểm soát rủi ro tín dụng ở mức thấp nhất. Tiếp tục tập trung giải ngân cho các dự án đã cam kết, có hiệu quả cao. Bên cạnh đó thực hiện chiến lược phát triển cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, là các đối tượng khách hàng mục tiêu tiềm năng, phù hợp với quy mô hoạt động của Chi nhánh. Hoàn thành và đưa vào sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, cải tiến phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá khách hàng, phân loại nợ.

Tập trung đạt mức tăng trưởng cao về huy động vốn trên thị trường I để đảm bảo cân đối nguồn vốn hợp lý đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn. Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt, triển khai các chương trình khuyến mại, quảng bá hình ảnh để thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh.

Tiếp tục đẩy mạnh việc phát triển khách hàng tại các khu vực của thành phố Hà Nội và các vùng lân cận thông qua việc tiếp thị các sản phẩm hiện có.

3.1.1.1. Tín dụng tiêu dùng:

- Tiếp tục phát triển các nhóm khách hàng dân cư tại các đô thị, đặc biệt là nhóm khách hàng có thu nhập trung bình trở lên, trẻ tuổi và thành đạt

- Thúc đẩy việc bán các sản phẩm tín dụng tiêu dùng hiện có, trong đó chú trọng đặc biệt vào các sản phẩm thẻ và tài trợ mua nhà và mua ô tô trử góp.

3.1.1.2. Tín dụng đầu tư cá nhân.

- Phát triển nhóm khách hàng dân cư tại các đô thị, đặc biệt là nhóm khách hàng có thu nhập trung bình trở lên, trẻ tuổi và thành đạt.

- Thúc đẩy việc cho vay đầu tư chứng khoán niêm yết và cổ phần của các doanh nghiệp cổ phần hóa.

3.1.1.3. Tín dụng hộ cá thể.

- Phát triển nhóm khách hàng là các hộ kinh doanh cá thể tại các đô thị lớn, đặc biệt là nhóm khách hàng có hoạt động ổn định, kinh nghiệp kinh doanh lâu đời. - Thúc đẩy việc cho vay bằng sản phẩm ứng tiền nhanh.

3.1.1.4. Tín dụng doanh nghiệp.

- Phát triển các nhóm khách hàng hoạt động trong các ngành nghề có tiềm năng phát triển tốt. Trong đó đặc biệt chú trọng đến:

+ Các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ có hoạt động xuất nhập khẩu

+ Các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đâu tư nước ngoài hoạt động trong các khu công nghiệp.

+ Các tổng công ty 90, 91 và các công ty tài chính trực thuộc các tổng công ty này.

+ Các doanh nghiệp Nhà nước vừa và nhỏ đã thực hiện cổ phần hóa.

+ Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động hiệu quả có tổng doanh thu từ 0,5 tỷ đến 100 tỷ, vốn chủ sở hữu nhỏ hơn hoặc bằng 30 tỷ.

+ Thúc đẩy việc cung cấp tín dụng để tài trợ xuất nhập khẩu, các hoạt động sản xuất, chế biến tạo giá trị gia tăng lớn thông qua các sản phẩm tín dụng hiện có như: tín dụng vốn lưu động theo món hoặc theo hạn mức, thấu chi doanh nghiệp và các hình thức cấp tín dụng đầu tư trung dài hạn.

3.1.2. Sản phẩm hiện tại, thị trường mới.

Mở rộng thị trường hoạt động thông qua việc mở rộng mạng lưới hoạt động của Ngân hàng tại các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước trong đó chú trọng vào các thành phố lớn và các vùng phụ cận.

3.1.3. Hoàn thiện và mở rộng tuyến sản phẩm hiện tại.

- Hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ và quy trình cung cấp các sản phẩm dịch vụ hiện có thông qua việc tăng cường ứng dụng và khai thác công nghệ thông tin nhằm đơn giản hóa thủ tục xử lý công việc- từ đó đáp ứng một cách nhanh nhất yêu cầu của khách hàng.

- Tiếp tục mở rộng tuyến sản phẩm hiện có nhằm củng cố vị trí của Ngân hàng trong các thị trường mục tiêu hiện tại, đáp ứng tốt hơn với điều kiện cạnh tranh trên thị trường và tạo điều kiện để Ngân hàng mở rộng thị trường hoạt động mục tiêu.

3.1.4. Tăng cường đào tạo.

- Chú trọng tuyển dụng mới có chất lượng và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng cán bộ nhân viên, đáp ứng yêu cầu cho giai đoạn phát triển mới.

- Tăng cường đào tạo chuyên viên khách hàng và các cá nhân tham gia hoạt động cung cấp dịch vụ để bồi dưỡng kỹ năng tiếp thị, bán hàng, các kiến thức liên quan đến các sản phẩm/ dịch vụ hiện có và các sản phẩm/ dịch vụ mới.

- Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý trung gian nhằm nâng cấp các kỹ năng lập kế hoạch phát triển kinh doanh, đánh giá và phân tích cạnh tranh, quản trị rủi ro và quản trị nhân sự.

3.1.5. Tăng cường quảng bá về Chi nhánh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phát triển các hoạt động quảng cáo, tiếp thị, quan hệ công chúng để gia tăng độ nhận biết của khách hàng về thương hiệu của Techcombank. Xây dựng văn hoá ngân hàng đặc trưng; Đẩy mạnh công tác chăm sóc khách hàng; Thực hiện tốt các hoạt động xã hội, từ thiện, hướng tới cộng đồng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Techcombank Ba Đình (Trang 52)