Thực trạng chất lượng tín dụng của Chi nhánh đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Techcombank Ba Đình (Trang 32)

CHI NHÁNH TECHCOMBANK BA ĐÌNH.

2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng của Chi nhánh đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

doanh nghiệp vừa và nhỏ.

2.2.1. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng.

2.2.1.1. Các chỉ tiêu về an toàn tín dụng và mức độ rủi ro. + Dư nợ quá hạn:

Bảng 8: Dư nợ quá hạn trong kỳ

( Đơn vị : tỷ đồng ) Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Nợ nhóm 2 39,573 21,68 4 Nợ nhóm 3 6,407 3,29 1 Nợ nhóm 4 2,128 - 0 Nợ nhóm 5 - 0,353 -

Các loại nợ quá hạn và nợ xấu của Chi nhánh đều có xu hướng giảm,

+ Tỷ lệ nợ quá hạn: Tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh được thể hiện trong bảng sau

Bảng 9: Tỷ lệ nợ quá hạn ( Đơn vị : tỷ đồng ) Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Dư nợ quá hạn 48,019 25,325 5 Tổng dư nợ 204,833 322,292 524 Tỷ lệ nợ quá hạn 23,49% 7,86% 0,95%

( Nguồn từ báo cáo thường niên của chi nhánh Techcombank Ba Đình)

Đối với một Ngân hàng thì tỷ lệ nợ quá hạn chấp nhận được là dưới 3%. Nhìn vào bảng trên ta thấy, tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh đang có xu hướng giảm để đạt được yêu cầu đặt ra. Năm 2008, tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh là 23, 49%, một tỷ lệ rất cao, trong bối cảnh chung của nền kinh tế khi đó đang lâm vào tình trạng khủng hoảng, hoạt động của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn thì việc Chi nhánh có tỷ lệ nợ quá hạn cao như vậy là điều dễ hiểu. Năm 2009, nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng đạt nhiều khởi sắc, hoạt động của Chi nhánh cũng đạt được nhiều kết quẩ tốt đẹp hơn. Vì thế năm 2009, tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh giảm xuống còn 7,86%. Đến năm 2010, toàn bộ nền kinh tế đã dần trở lại ổn định, tỷ lệ nợ quá hạn chỉ còn là 0,95%. Đó là sự cố gắng lớn của toàn thể cán bộ, nhân viên, chuyên viên Chi nhánh từ khâu giới thiệu các sản phẩm tín dụng cho khách hàng, tư vấn cho khách hàng sản phẩm phù hợp…. đến khâu thu hồi nợ.

+ Cơ cấu dư nợ theo nhóm khách hàng và loại nợ:

Khách hàng của Chi nhánh hầu hết là các các nhân, doanh nghiệp có quan hệ tín dụng lâu dài với Chi nhánh, có khả năng tài chính vững vàng, khả năng trả nợ tốt. Cơ cấu tín dụng của chi nhánh chủ yếu là nợ nhóm 1, chiếm đến hơn 98%. Đạt được kết quả này cũng do Chi nhánh thực hiện tốt quy trình tín dụng, công tác thẩm định, tái thẩm định và theo dõi sát sao việc sử dụng vốn vay của cá nhân và doanh nghiệp

( Đơn vị : tỷ đồng )

Chỉ tiêu Cho vay cá nhân Cho vay DN lớn Cho vay Dn vừa Cho vay DN vừa và nhỏ Cho vay Dn siêu nhỏ Cho vay khác Nợ nhóm 1 203 - 0,034 315 0.072 3 Nợ nhóm 2 1 - 0,0042 3 0.003 - Nợ nhóm 3 0.00023 - 0,001 1 0.048 - Nợ nhóm 4 0.0031 - 0.0002 0.009 0.0064 - Nợ nhóm 5 0.0035 - 0,01 0.053 0.005 -

( Nguồn từ báo cáo năm 2010 của chi nhánh Techcombank Ba Đình)

Mặc dù trải qua 2 năm sau cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng việc dư nợ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nằm chủ yếu trong nhóm 1 thể hiện rằng hoạt động kinh doanh của khu vực doanh nghiệp này đang trỗi dậy mạnh mẽ. Dư nợ nhóm 1 của nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ trong năm 2010 là 315 tỷ đồng chiếm 60,1 % tổng dư nợ của Chi nhánh. Nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn là nhóm khách hàng chính của Chi nhánh trong năm 2010 và những năm tiếp theo.

Biểu đồ 2: Cơ cấu dư nợ của nhóm khách hàng DN vừa và nhỏ:

2.2.1.2. Các chỉ tiêu về huy động và sử dụng vốn + Cơ cấu dư nợ theo thời hạn

Chủ yếu vẫn là cho vay ngắn hạn, chiếm khoảng 60% các khoản cho vay. Cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhiều đối với cho vay ngắn hạn trong tổng dư nợ của ngân hàng. Mặt khác, ta có thể thấy tỷ trọng dư nợ ngắn hạn tăng qua từng năm khm. Cụ thể: năm 2008, dư nợ ngắn hạn là 120,556 tỷ đồng, đến năm 2009, dư nợ tín dụng ngắn hạn tăng lên đến 204,938 tỷ đồng và đến năm 2010 dư nợ đã là 357 tỷ đồng. Mặt khác khoảng cách giữa dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung, dài hạn có chiều hướng ngày càng tăng có thể dẫn đến tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung dài hạn và việc sử dụng vốn liên ngân hàng để cho vay khách hàng có thể không đạt như quy định của NHNN nếu không có sự điều chỉnh kịp thời.

Chi nhánh đang từng ngày hoàn thiện hơn về quy trình tín dụng, cân đối hơn cơ cấu dư nợ cũng như chất lượng tín dụng. Tổng dư nợ tăng so với năm các năm trước hứa hẹn trong tương lai sẽ tiếp tục phát triển và tăng so với kế hoạch trung ương đặt ra. + Tỷ lệ cho vay/ tổng vốn huy động

Bảng 11: Tỷ lệ cho vay ( Đơn vị : tỷ đồng ) Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tổng dư nợ dến kỳ hạn 204,833 322,292 524 Tổng vốn huy động 1323,077 1724,869 1687 Tỷ lệ cho vay 15,48% 18,69% 31,66%

( Nguồn từ báo cáo thường niên của chi nhánh Techcombank Ba Đình)

Tỷ lệ cho vay của Chi nhánh có xu hướng tăng: từ 15,48% năm 2008 lên 18,69% năm 2009 và 31,66% năm 2010. tỷ lệ cho vay tăng do dư nợ đến kỳ hạn tăng hàng năm. Năm 2008, dư nợ đến hạn là 204,833 tỷ đồng, năm 2009 là 322,292 tỷ đồng và 2010 là 524 tỷ đồng.

+ Tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn:

Nguồn vốn chủ yếu của Chi nhánh là nguồn huy động từ các thành phần kinh tế trên địa bàn. Dù chịu ảnh hưởng không nhỏ từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 kéo dài sang năm 2009 nhưng công tác huy động vốn của Chi nhánh vẫn đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Nguồn vốn mà Chi nhánh Huy động được tăng tương dối qua các năm, năm 2008 nguồn vốn Chi nhánh huy động được là 1323 tỷ

đồng, chiếm 95,24% tổng nguồn huy động, năm 2009 là 1725 tỷ đồng chiếm 97,23%., năm 2010 là 1687 tỷ đồng chiếm 96.4%. Để đạt được kết quả đó là do Chi nhánh đã thực hiện nhiều biện pháp như: tăng cường quảng bá hình ảnh của Chi nhánh, có nhiều chính sách hỗ trợ về lãi suất, đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng cho từng loại khách hàng và từng mức lãi suất……. qua đó cũng giúp tăng uy tín của Chi nhánh trên thị trường tín dụng

Bảng 12: Tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn:

( Đơn vị : tỷ đồng )

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Vốn huy động 1323 1725 1687

Tổng nguồn vốn 1389 1774 1750 Tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn 95,24% 97,23% 96,4%

( Nguồn từ báo cáo thường niên của chi nhánh Techcombank Ba Đình)

Biểu đồ 3: Tương quan giữa vốn huy động và tổng nguồn vốn

Nguồn vốn được huy động chủ yếu từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tiền gửi của dân cư. Trong nguồn huy động từ các tổ chức kinh tế thì nguồn huy động từ khu vực doanh nghiệp vẫn chiếm một tỷ trọng lớn.

Bảng 13: Cơ cấu huy động theo thành phần kinh tế

( Đơn vị : tỷ đồng) Chỉ tiêu Huy động từ DN lớn (1) Huy động từ DN vừa (2) Huy động từ DN vừa và nhỏ (3) Huy động từ DN siêu nhỏ (4) Huy động khác (5) 2009 325 240 100 35 48,05 2010 10 157 288 80 0

( Nguồn từ báo cáo thường niên của chi nhánh Techcombank Ba Đình)

Biểu đồ 4: Cơ cấu huy động

Từ biểu đồ trên ta có thể thấy cơ cấu huy động đang có sự chuyển đổi lớn. Chi nhánh đang dành sự quan tâm đến nguồn vốn của nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nguồn vốn huy động từ nguồn này tăng mạnh nhất với 100 tỷ đồng năm 2009 đên 288 tỷ đồng năm 2010 ( tăng thêm 188 tỷ, tương đương tăng 188%), trong khi nguồn huy động từ các nhóm khách hàng khác hoặc giảm mạnh hoặc có tăng thì cũng không đáng kể.

2.2.1.3. Các chỉ tiêu về doanh lợi.

+ Tổng mức thu từ hoạt động dịch vụ năm 2010 đạt 60,7 tỷ đồng trên toàn Chi nhánh, tăng 12,3 tỷ đồng tương đương tăng 25,41% so với tổng mức thu cả năm 2009. Tuy nhiên, cơ cấu thu dịch vụ chủ yếu còn là các dịch vụ thuyền thống như thanh toán, bảo lãnh trong nước, thanh toán quốc tế,... sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng.

+ Lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Lợi nhuận trước thuế 35,964 31,861 43 Lợi nhuận sau thuế 25,89 23,9 32,25

Lợi nhuận sau thuế năm 2009 đạt 23,9 tỷ đồng, giảm 1,99 tỷ đồng, tương đương giảm 7,69% so với năm 2008. Lợi nhuận năm 2009 đạt thấp hơn 2008 và thấp hơn kế hoạch đề ra ban đầu nhưng là một nỗ lực rất lớn trong bối cảnh phải đảm bảo an toàn hoạt động góp phần bình ổn thị trường tiền tệ và chia sẻ khó khăn với khách hàng. Năm 2010,lợi nhuận sau thuế đạt 32,25 tỷ đồng, tăng 8,35 tỷ đồng, tương đương tăng 34,94 % so với năm 2009, đạt được kết quả trên trong điều kiện năm 2010 vẫn còn nhiều khó khăn, bất ổn là một sự cố gắng lớn của toàn Chi nhánh.

2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

2.2.2.1. Các nhân tố thuộc về ngân hàng. 2.2.2.1.1. Chính sách tín dụng.

Đây là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của Techcombank, quyết định sự thành công hay thất bại của Ngân hàng. Chính sách tín dụng của Chi nhánh cũng như của toàn hệ thống Techcombank được xây dựng trên cơ sở khoa học và thực tiễn phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của đảng và nhà nước, đồng thời kết

quả hài hòa giữa quyền lợi của người gửi tiền, của ngân hàng và người sử dụng vốn vay.

2.2.2.1.2. Thông tin tín dụng.

Đối với các Ngân hàng nói chung, Ngân hàng Techcombank và Chi nhánh Techcombank Ba Đình nói riêng thì việc cung cấp vốn và tư vấn việc sử dụng vốn vay cho khách hàng là rất quan trọng. Việc chia sẻ thông tin tín dụng phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

+ Bảo vệ lợi ích của Ngân hàng, tránh đặt Ngân hàng vào tình thế bất lợi. + Đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, tuy nhiên phải tuân thủ mọi quy định của Ngân hàng.

+ Phải cung cấp thông tin, tư vấn cho khách hàng một cách đầy đủ và kịp thời nhằm duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng, từ đó giúp thiết lập mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

+ Hợp tác với các phòng ban, đơn vị trực thuộc co nhu cầu và được phép sử dụng thông tin tín dụng để phục vụ cho công việc.

+ Tuân thủ các quy định của Techcombank trong việc cung cấp thông tin cho bên thứ ba.

2.2.2.1.3. Chất lượng nhân sự.

Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh nói chung, còn nói đến hoạt động Ngân hàng thì nó lại càng quan trọng. Vì cán bộ công nhân viên của Ngân hàng là bộ mặt, hình ảnh của Ngân hàng đối với khách hàng. Hơn nữa nghiệp vụ ngân hàng càng ngày càng phát triển đòi hỏi chất lượng nhân sự ngày càng cao. Việc tuyển dụng nhân viên có đạo đức tốt, giỏi chuyên môn nghiệp vụ sẽ giúp ngân hàng ngừa tối đa những sai phạm có thể xẩy ra để đem lại một khoản tín dụng có chất lượng.

2.2.2.1.4. Công tác kiểm soát nội bộ.

Đây là công tác mà không chỉ riêng Techcombank mà Ngân hàng nào cũng cần tiến hành thường xuyên, liên tục nhằm duy trì chất lượng, hiệu quả kinh doanh của mình phù hợp với các chính sách, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đã đề ra. Để làm tốt công tác này, Chi nhánh đã sắp xếp một đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, trung thực làm nhiệm vụ này và có chế độ thưởng, phạt nghiêm minh. Nhờ đó công tác tín dụng đã được thực hiện đúng quy trình nhằm nâng cao chất lượng tín dụng

2.2.2.2. Nhân tố thuộc về doanh nghiệp.

Khách hàng của Chi nhánh đại đa số là các khách hàng tốt, có quan hệ lâu dài với Chi nhánh và các doanh nghiệp khi đến vay vốn của Chi nhánh đều có các phương án kinh doanh cụ thể, khả thi.

Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có những doanh nghiệp cố tình tạo ra rủi ro cho Chi nhánh. Có hai trường hợp rủi ro từ phía khách hàng mà Chi nhánh đã và đang gặp phải.

Trường hợp thứ nhất, khách hàng là doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo Chi nhánh để chiếm đoạt tài sản. Đây là trường hợp tồi tệ nhất trong các nguyên nhân chủ quan dẫn đến rủi ro tín dụng của Chi nhánh. Nó biểu hiện là hành động có chủ ý của người vay, được tính toán chuẩn bị trước nhằm mục đích chiếm đoạt tiền vay của Ngân hàng. Họ tìm cách làm giả mạo giấy tờ, chũ ký, con dấu, hoặc điều chỉnh các báo cáo tài chính, hay làm các hóa đơn, chứng từ mua bán khống…để vay được vốn của Ngân hàng sau đó sử dụng tiền vay không đúng mục đích, không trả nợ. Trường hợp này không nhiều, tuy nhiên, khi vụ việc phát sinh lại ảnh hưởng hết sức nặng nề, Chi nhánh khó lòng thu hồi được nợ, có nguy cơ bị mất vốn hoàn toàn hoặc chỉ thu hồi được một phần, làm liên quan đến uy tín của cán bộ, làm ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp khác.

Trường hợp thứ hai, khách hàng có ý muốn trả nợ nhưng đang gặp khó khăn về tài chính tạm thời do những yếu tố khách quan ngoài ý muốn của khách hàng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng chủ yếu vẫn là do khả năng quản lý kinh doanh kém hiệu quả. Có một thực tế là khi doanh nghiệp vay tiền của Chi nhánh để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh đa phần là tập trung vốn đầu tư về tài sản vật chất chứ ít doanh nghiệp nào mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực. Quy mô kinh doanh quá lớn so với tư duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của phương án sản xuất kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành công trên thực tế.

Thêm vào đó, do hạn chế về kiến thức kinh doanh nên khi lập các phương án kinh doanh, các dự án đầu tư, doanh nghiệp đã không tính đến những biến động của thị trường, đưa ra những phương án kinh doanh kém hiệu quả, quản lý vốn lỏng lẻo nên bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn quá nhiều, đầu tư dàn trải không hiệu quả, dẫn đến làm ăn thua lỗ, không trả được nợ cho Chi nhánh. Cụ thể như:

- Do không nắm bắt kịp thời sự thay đổi về thị trường cung cấp nguyên vật liệu, giá cả nguyên vật liệu lên xuống thất thường, thay đổi có chiều hướng bất lợi cho doanh nghiệp.

- Máy móc thiết bị, kỹ thuật lạc hậu, không thay đổi kịp theo sự phát triển khoa học kỹ thuật hiện đại nên doanh nghiệp đã sản xuất ra những sản phẩm không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, không đạt được các yêu cầu về tiêu chuẩn, thị trường dẫn đến sản phẩm không bán được làm cho thị trường tiêu thụ bị thu hẹp. Khi thị trường tiêu thụ giảm thì doanh nghiệp phải giảm sản lượng, nếu không hàng hóa tồn kho sẽ tăng lên. Sản lượng giảm, định phí không giảm, giá thành tăng, đến một lúc nào đó sản lượng đầu vào sẽ thấp hơn sản lượng hòa vốn làm cho doanh nghiệp bị thua lỗ.[2]

- Tình hình tài chính yếu kém, thiếu minh bạch:

Quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ bé, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của hầu hết doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. Ngoài ra, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho Ngân hàng hầu như chỉ mang tính chất hình thức hơn là thực chất. Khi cán bộ Ngân hàng lập các bản phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên các số liệu do doanh nghiệp cung cấp thường thiếu tính thực tế và xác thực.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Techcombank Ba Đình (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w