Về chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế

Một phần của tài liệu Chính sách khuyến khích xuất khẩu ở Trung Quốc - bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 48)

Năm 1980, tỷ trọng hàng thành phẩm công nghiệp trong hàng hoá xuất khẩu của Trung Quốc là 49,7%, đến năm 2000 khoảng 90%. Trong vòng 20 năm tỷ trọng hàng công nghiệp xuất khẩu tăng gần gấp 2 lần.

Đồng thời, hoạt động khuyến khích xuất khẩu ở Trung Quốc không những làm tỷ trọng hàng công nghiệp xuất khẩu tăng nhanh mà còn tác động lớn làm chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo h-ớng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp và tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP.

Bảng 7: tình hình thay đổi cơ cấu ngành của nền kinh tế Trung Quốc

Năm Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Tỷ NDT Tỷ lệ % Tỷ NDT Tỷ lệ % Tỷ NDT Tỷ lệ % 1978 101,8 28,4 175,5 48,6 82,45 23,0 1993 665,0 21,0 1624,5 52,0 848,5 27,0 1996 1360,0 20,0 3310,0 48,9 2110,0 31,1 1998 1431,9 18,0 3914,0 49,2 2609,4 32,8 2002 1592,4 16,6 4767,8 49,7 3232,9 33,7 2004 2074,4 15,2 7238,7 53,0 4338,4 31,8

Nguồn: Bản tin của Sứ quán Trung Quốc, số 2/2005.

Năm 1978, giá trị sản phẩm nông nghiệp của Trung Quốc là 101,8 tỷ NDT, chiếm 28,4% tổng GDP; công nghiệp là 174,52 tỷ NDT, chiếm 48,6% GDP và dịch vụ là 82,45 tỷ NDT, chiếm 23,09%GDP. Đến năm 2002, giá trị sản phẩm nông nghiệp là 1592,4 tỷ NDT, đ-ợc mở rộng 15 lần so với giá năm 1978 và chiếm 16,6% tổng GDP. T-ơng tự, công nghiệp từ 175,5 tỷ NDT (1978) tăng lên 4767,8 tỷ NDT (2002), đã đ-ợc mở rộng hơn 27 lần, chiếm 49,7% GDP và dịch vụ từ 82,45 tỷ NDT (1978) tăng lên 3232,9 tỷ NDT (2002), mở rộng 39 lần chiếm 33,7% trong tổng GDP. Nh- vậy, khu vực kinh tế nông nghiệp thời kỳ 1978-2002 giảm 11,8%, công nghiệp tăng 1,1% và dịch vụ tăng 10,7% và nếu tính theo giá trị sản phẩm thì nông nghiệp chỉ mở rộng 15 lần trong khi đó các ngành công nghiệp và dịch vụ là 27 và 39 lần.

Tổng GDP của Trung Quốc trong năm 2004 đạt 13651,5 tỷ NDT (t-ơng đ-ơng 1650,7 tỷ USD), tăng 9,5% so với năm 2003. Tổng giá trị gia tăng của các ngành nông nghiệp là 2074,4 tỷ NDT (250,83 tỷ USD), tăng 6,3%. Tổng giá trị gia tăng của các ngành công nghiệp là 7238,7 tỷ NDT (875,3 tỷ USD), tăng 11,1%. Tổng giá trị gia tăng của các ngành dịch vụ đạt 4338,4 tỷ NDT (254,6 tỷ USD), tăng 8,3%.

Sự tăng tr-ởng hợp lý của các ngành công nghiệp và dịch vụ, cùng với sự giảm dần của tỷ trọng nông nghiệp trong GDP là điều kiện cần thiết cho quá trình phát triển từ một n-ớc nông nghiệp sang một n-ớc công nghiệp. Kết quả đó đã chứng minh sự đúng đắn của chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc, phù hợp với sự phát triển chung của thế giới hiện nay.

Sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế đ-ợc thể hiện không chỉ ở sự thay đổi tỷ trọng ngành trong tổng số sản phẩm quốc nội mà còn thể hiện ở sự thay đổi trong phân bố lực l-ợng lao động ở cả 3 khu vực: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Hơn hai m-ơi năm qua, lực l-ợng lao động xã hội ở Trung Quốc tăng khoảng 300 triệu ng-ời, trong đó nông nghiệp tăng 71 triệu ng-ời, công nghiệp tăng 98 triệu ng-ời và dịch vụ tăng 148 triệu ng-ời đã làm cho tỷ trọng sức lao động phân bố trong ba lĩnh vực thay đổi mạnh

bảng 8: Phân bố lực l-ợng xã hội theo ngành nghề

Năm Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

Triệu ng-ời tỷ lệ % Triệu ng-ời tỷ lệ % Triệu ng-ời tỷ lệ % 1978 283,13 70,5 69,70 17,4 48,69 12,1 1993 339,66 56,4 135,17 22,4 127,37 21,2 1996 327,49 50,5 152,39 23,5 168,61 26,0 2002 353,70 49,1 168,57 23,4 197,43 27,5

Nguồn: Nghiên cứu Trung Quốc số 1 – 2003

Tỷ trọng sức lao động phân bố trong nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ chuyển dịch cùng chiều với sự dịch chuyển cơ cấu nền kinh tế. Năm 1978, tỷ trọng ng-ời lao động trong nông nghiệp là 70,5%, đến năm 2002 chỉ còn 49,1%, giảm 21%; nếu so với tốc độ giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP thì giảm nhanh hơn . Tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp tăng 7%, tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp trong GDP (1,1%). Tỷ trọng lao động trong ngành dịch vụ tăng 15,4% cũng tăng hơn tốc độ tăng tỷ trọng dịch vụ trong GDP (10,7%).

Một phần của tài liệu Chính sách khuyến khích xuất khẩu ở Trung Quốc - bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 48)