Tổng quan về API bản đồ Google

Một phần của tài liệu Ứng dụng WebGis trong quản lý mạng lưới trường học trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 35 - 36)

Google Map API là dịch vụ miễn phí cho phép các nhà phát triển web có thể sử dụng các chức năng có sẵn được cung cấp bởi Google Map để làm nền tảng xây dựng các ứng dụng WebGIS đáp ứng yêu cầu đa dạng trong mọi lĩnh vực của đời sống. Khi sử dụng Google Map API để nhúng Google Map vào website riêng, chúng ta có thể dễ dàng cá nhân hóa bản đồ nhúng bằng việc thêm các đối tượng và các chức năng nhằm xây dựng các ứng dụng WebGIS theo những yêu cầu nghiệp vụ cụ thể. Sau 5 tháng cung cấp dịch vụ Google Map, Google đã cung cấp phiên bản Map API đầu tiên, ngay sau khi được cung cấp, dịch vụ này đã được nhiều nhà phát triển web trên toàn cầu sử dụng, ước tính đến nay có khoảng 350.000 website đang sử dụng Google Map API trong các ứng dụng WebGIS thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau [10].

Google cung cấp các dịch vụ API đa dạng cho các nhà phát triển web, bao gồm:

- Map JavaScript API: Cung cấp các API cho phép nhúng Google Map vào các website thông qua ngôn ngữ kịch bản Javascript.

- Map API for Flash: Cung cấp các ActionScript API để nhúng Google Map vào các website được xây dựng trên nền Flash.

- Google Earth API: Cho phép nhúng bản đồ số 3D vào website, hiển thị hình ảnh trực quan của thế giới thực ngay trên website mà không cần công cụ hỗ trợ khác.

- Static Map API: Cung cấp khả năng nhúng bản đồ Google vào website dưới dạng ảnh tĩnh, không yêu cầu Javascript hay bất cứ công nghệ web động nào khác.

- Map API Web Services: Cho phép các ứng dụng cài cài trên máy khách sử dụng các lện truy vấn địa chỉ để truy cập mã vị trí geocoding, thông tin vị trí, thông tin chỉ đường, và các thông tin mở rộng khác của Google Map để tổng hợp dữ liệu và trả về kết quả dạng XML hoặc JSON.

Trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả tập trung nghiên cứu về Google Map Javascript API và ứng dụng trong việc triển khai phần mềm quản lý mạng lưới trường học.

Một phần của tài liệu Ứng dụng WebGis trong quản lý mạng lưới trường học trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 35 - 36)