Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh

Một phần của tài liệu Ứng dụng WebGis trong quản lý mạng lưới trường học trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 60 - 62)

và Đào tạo tỉnh Ninh Bình

Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cửa ngõ cực nam miền Bắc, thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ và là một trong 10 tỉnh thuộc khu vực đồng bằng Sông Hồng, tuy vậy Ninh Bình chỉ có 2 huyện duyên hải. Diện tích toàn tỉnh là 1.420 km², dân số (điều tra dân số 01/04/2009) là 898.459 người với mật độ dân số khoảng 642 người/km². Trên địa bàn tỉnh có hai tôn giáo chính là Phật giáo và Thiên chúa giáo, trong đó 15% dân số theo đạo Thiên chúa. Toàn tỉnh có 1 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện (146 đơn vị hành chính cấp xã gồm 123 xã, 16 phường và 7 thị trấn).

Toàn tỉnh có 491 cơ sở giáo dục phổ thông (149 trường mầm non, 152 trường tiểu học, 143 trường trung học cơ sở, 27 trường trung học phổ thông và 8 trung tâm giáo dục thường xuyên, 12 trường chuyên nghiệp từ trung cấp đến đại học). Mặc dù là tỉnh nhỏ, thuộc khu vực đồng bằng Sông Hồng, nhưng Ninh Bình có các đơn vị giáo dục phân bổ phức tạp, trên 50% đơn vị giáo dục thuộc các khu vực địa lý còn nhiều khó khăn tại vùng núi và vùng bãi ngang ven biển. Với điều kiện đặc trưng của tỉnh Ninh Bình, việc quản lý mạng lưới trường học trên địa bàn tỉnh sẽ được thực hiện hiệu quả khi mạnh dạn ứng dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin.

Trong những năm gần đây, thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Bình đã tập trung các nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng và nhân lực công nghệ thông tin, phục vụ việc ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong các hoạt động dạy, học và quản lý giáo dục của tỉnh. Số phòng học tin học, phòng ứng dụng công nghệ thông tin, số máy tính, máy chiếu tăng với tốc độ nhanh. Số liệu thống kê đầu năm học 2010-2011, tại 479 cơ sở giáo dục phổ thông trong tỉnh (trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT và trung tâm GDTX) đã có 4.944 máy tính để bàn, 478 máy tính xách tay, 556 máy chiếu đa năng phục vụ giảng dạy và học tập. Trung bình mỗi trường THPT có 73 máy tính; mỗi trường mầm non, tiểu học, THCS có 6,5 máy tính. 95% cán bộ giáo viên của ngành đã được đào tạo tin học ứng dụng trình độ A. Giáo viên thường xuyên soạn giáo án trên máy, dạy học bằng phương pháp trình chiếu trực quan với bài giảng điện tử và các công cụ đa phương tiện hiện đại. 100% cơ sở giáo dục phổ thông trong tỉnh đã được kết nối Internet băng thông rộng. Ngành đã có cổng thông tin điện tử phục vụ điều hành, hiện tại cổng đã tích hợp website của các trường THPT và Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện thị trong tỉnh, hoạt động của cổng thông tin bước đầu đã phát huy hiệu quả, làm thay đổi nhiều quy trình làm việc trong ngành. Cán bộ giáo viên trong ngành thường xuyên sử dụng Internet phục vụ hoạt động dạy, học và quản lý điều hành. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy thông qua ứng dụng công nghệ thông tin bước đầu đã đem lại hiệu quả và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Với điều kiện thực tế của ngành Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình, tác giả đề xuất phương pháp giải quyết bài toán quản lý mạng lưới trường học trên địa bàn tỉnh bằng việc ứng dụng WebGIS trên môi trường Google Map, từ đó tích

hợp bổ sung ứng dụng này vào sử dụng tại cổng thông tin điện tử của ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Bình.

Một phần của tài liệu Ứng dụng WebGis trong quản lý mạng lưới trường học trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Trang 60 - 62)