thành bàn giao cuối kỳ trong kỳ
3.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu đề tài kế toán chi phí xây dựng và tính giá thành công trình tại Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng Sông Đà.
tính giá thành công trình tại Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng Sông Đà.
3.1.1. Ưu điểm.
- Về tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
Công ty đã hạch toán chi phí cho từng công trình, hạng mục công trình một cách rõ ràng, điều này phục vụ tốt cho yêu cầu quản lý chi phí và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được xác định đúng đắn. Các chi phí sản xuất được tập hợp riêng theo từng khoản mục, từng đối tượng tập hợp chi phí nên tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tính giá thành sản phẩm. Sự phù hợp giữa đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành là cơ sở giúp cho việc tính giá thành được đơn giản mà vẫn đảm bảo tính chính xác cao.
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Nguyên vật liệu mua về sử dụng ngay cho các công trình nên thuận lợi cho kế toán ghi sổ nhanh chóng dễ dàng và giảm bớt phần chi phí quản lý của doanh nghiệp.
+ Chi phí nhân công trực tiếp: Tại Công ty, kế toán theo dõi nhân công một cách chặt chẽ, chính xác thông qua bảng chấm công, hơp đồng khoán, biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành. Và cuối tháng kế toán lập bảng thanh toán tiền lương cho từng đối tượng giúp cho việc quản lý số công nhân trong, ngoài đội Công ty cụ thể, rõ ràng.
+ Chi phí sử dụng máy thi công: Khoản mục chi phí này được tập hợp riêng cho từng công trình và được hạch toán tương đối chính xác.
+ Chi phí sản xuất chung: Tại Công ty, khoản mục chi phí này được kế toán hạch toán riêng cho từng công trình nên tương đối chính xác, nhanh chóng và hiệu quả giúp cho công tác tính giá thành thuận tiện hơn
3.1.2. Nhược điểm.
- Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Công ty không thực hiện dự trữ nguyên vật liệu hoặc dự trữ một số lượng ít. Khi thực hiện xây lắp công trình, Công ty mới tiến hành thu mua bằng cách ký hợp đồng với các nhà cung cấp. Do đó Công ty không tự chủ được việc xuất nhập vật tư. Hơn nữa trong trường hợp nếu thị trường khan hiếm vật tư thì tiến độ thi công của công trình sẽ gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở Công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành công trình, tuy nhiên với phương thức khoán gọn cho từng công trình nên công việc kiểm tra lượng vật tư cho từng công trình không đơn giản. Vả lại kế toán chỉ căn cứ vào hoá đơn, chứng từ từ các đội gửi lên nên khó nắm bắt được chính xác và chặt chẽ tình hình thực tế về sử dụng nguyên vật liệu, ảnh hưởng đến công việc hạch toán đúng, đủ, chính xác chi phí nguyên vật liệu cho mỗi công trình. Dẫn đến việc dự toán chi phí nguyên vật liệu cho mỗi công trình và tính giá thành dự toán cho công trình đó gặp bất lợi.
- Về chi phí nhân công trực tiếp: Tại Công ty, phải thường xuyên thuê lao động bên ngoài, lực lượng lao động này không có kinh nghiệm trong sản xuất dẫn đến chậm tiến độ thi công, năng suất lao động thấp.
- Về chi phí sử dụng máy thi công: Công ty không đầu tư mua sắm máy móc thiết bị phục vụ thi công công trình. Do đó mỗi khi có yêu cầu sử dụng Công ty đều đi thuê, điều này sẽ làm tăng khoản chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp.
- Về hạch toán chi phí bảo hành sản phẩm: Đối với mỗi công trình, kế toán Công ty phải tiến hành trích trước chi phí bảo hành công trình trong thời hạn nhất định nào đó, có thể là 1 năm, 2 năm, … Phần chi phí bảo hành công trình được hạch toán vào tài khoản 641. Ở đây, Công ty không tiến hành trích trước chi phí bảo hành công trình. Điều này làm cho việc tính giá thành công trình xây lắp là không chính xác.