Logic của nội dung

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học khám phá trong dạy học chương II, phần di truyền học sinh học lớp 12, trung học phổ thông (Trang 28)

2.1.1.1. Logic phát triển

Hiện tƣợng di truyền cũng nhƣ mọi hiện tƣợng khác trong thiên nhiên là biểu hiện sự vận động của cấu trúc vật chất, mà biểu hiện ra bên ngoài là hiện tƣợng di truyền và biến dị. Từ logic phát triển này, Sinh học lớp 12 đã sử dụng con đƣờng logic phát triển khoa học trong nghiên cứu di truyền học. Chƣơng I nghiên cứu cơ chế di truyền và biến dị. Những kiến thức về về cơ chế di truyền và biến dị là cơ sở nghiên cứu các qui luật di truyền.

Nhờ những kiến thức ở chƣơng I về cơ sở vật chất và cơ chế di truyền và biến dị HS đã biết vì ADN nhân đôi dẫn tới nhiễm sắc thể nhân đôi. Sự phân li và tổ hợp của các nhiễm sắc thể theo những cơ chế xác định mà sự truyền đạt vật chất di truyền cho thế hệ sau diễn ra theo những qui luật xác định.

Nội dung chủ yếu của chƣơng II là tính qui luật của hiện tƣợng di truyền, trong đó chủ yếu nghiên cứu tính qui luật di truyền các tính trạng đƣợc qui định bởi các gen nằm trong nhân, còn dành một phần nghiên cứu tính qui luật di truyền các tính trạng đƣợc qui định bởi các gen nằm ngoài nhân.

Các gen nằm trong nhân: Từ một cặp gen chi phối một tính trạng (Qui luật Menđen) đến nhiều gen chi phối một tính trạng (Qui luật tƣơng tác gen) và một gen chi phối nhiều tính trạng (Gen đa hiệu).

Từ qui luật vận động phân li độc lập đến qui luật vận động liên kết gen hay hoán vị gen, di truyền liên kết tính trạng thƣờng hay di truyền liên kết với

23

giới tính nên qui luật biểu hiện tính trạng ở đời sau tuỳ thuộc kiểu tƣơng tác của gen và kiểu phân li của NST cũng nhƣ tần số tái tổ hợp của gen.

Các gen nằm nằm ngoài NST đƣợc truyền theo tế bào chất nên luôn di truyền theo dòng mẹ vì tế bào sinh dục đực chứa rất ít tế bào chất. Qui luật vận động vật chất di truyền, qui luật tƣơng tác gen là nguyên nhân sự di truyền các tính trạng. Cơ chế di truyền là cơ sở cho việc nghiên cứu tính qui luật của hiện tƣợng di truyền. Lẽ ra chỉ từ qui luật vận động của vật chất di truyền và sự tƣơng tác của gen là ta biết đƣợc qui luật biểu hiện tính trạng ở đời sau. Nhƣng trong sinh học thƣờng một kết quả biểu hiện do nhiều nguyên nhân, nên dạy chƣơng II ngoài việc sử dụng kiến thức ở chƣơng I mà phải qua thực nghiệm mới cho kết quả chính xác.

Do kiểu phân li của NST mà tạo ra số loại giao tử, do tổ hợp các loại giao tử tạo đƣợc số tổ hợp và tỉ lệ các loại tổ hợp ở đời sau, do kiểu tƣơng tác mà cấu thành tỉ lệ, số tổ hợp kiểu hình.

2.1.1.2. Logic khám phá

Mỗi qui luật sinh học thƣờng đƣợc phát hiện qua thực nghiệm, qua kết quả thực nghiệm mà rút ra xu hƣớng biểu hiện của nó, rồi phát biểu, diễn đạt xu hƣớng đó bằng mệnh đề khoa học, đó là nội dung quy luật. Tiếp theo phải giải thích nguyên nhân dẫn tới qui luật. Nhận thức của con ngƣời thƣờng đi từ hiện tƣợng đến bản chất. Trong chƣơng II-SGK sinh học 12 cũng trình bày từ hiện tƣợng (sự biểu hiện của hiện tƣợng di truyền có tính qui luật) đến bản chất (do vận động của vật chất di truyền có tính qui luật qua các thế hệ). Vì vậy , trình tự nội dung trình bày trong mỗi bài nhƣ SGK là hợp lí. Đó là một cách giúp HS tự lực khám phá kiến thức một cách dễ dàng và có hệ thống.

24

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học khám phá trong dạy học chương II, phần di truyền học sinh học lớp 12, trung học phổ thông (Trang 28)