Quy trình xây dựng graph dạy học

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng Graph trong dạy học chương Cơ chế di truyền và biến dị Sinh học 12 trung học phổ thông (Trang 47)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.4.Quy trình xây dựng graph dạy học

2.1.4.1. Quy trình xây dựng graph nội dung

Gồm các bước sau:

Bước 1: Xác định các đỉnh của graph

- Lựa chọn những kiến thức cơ bản của nội dung bài học.

- Mã hoá chúng sao cho thật súc tích, khoa học (có thể dùng các kí hiệu để quy uớc).

Bước 2: Thiết lập các cung

Ta thiết lập các mối quan hệ giữa các đỉnh của graph, nối chúng bằng các mũi tên để diễn tả mối liên hệ giữa nội dung các đỉnh với nhau.

Các mối quan hệ đó phải bảo đảm tính lôgic khoa học, tuân theo những quy luật khách quan và tính hệ thống của nội dung kiến thức.

Bước 3: Hoàn thiện graph (bố trí các đỉnh và các cung lên mặt phẳng)

Khi đã xác định được các đỉnh (đơn vị kiến thức) và mối quan hệ giữa chúng, có thể xếp các đỉnh lên mặt phẳng theo một lôgic khoa học, sao cho:

- Trung thành với nội dung đƣợc mô hình hoá về cấu trúc lôgic.

- Phải chú ý đến tính khoa học (phản ánh được lôgic phát triển bên trong của tài liệu)

- Phải đảm bảo tính sư phạm (đảm bảo tính trực quan, không nên lập những graph phức tạp, rắc rối làm cho học sinh khó hiểu).

2.1.4.2. Quy trình lập graph hoạt động

Quy trình này được dựa trên tư tưởng bài toán “Con đường ngắn nhất” của lý thuyết graph trong dạy học, nhằm thực hiện bài toán theo hướng tối ưu hoá, tức là xác định các phương án khác nhau để triển khai bài học. Graph hoạt động được lập để dạy một tổ hợp kiến thức hoặc một bài học, theo một quy trình như sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu bài học

Mục tiêu bài học là những yêu cầu đặt ra đối với học sinh khi thực hiện bài học. Có nhiều yếu tố tác động đến việc xác định mục tiêu bài học, trong đó đáng chú ý nhất là các yếu tố: nội dung bài học, yếu tố nhận thức của học sinh, năng lực của giáo viên.

Xác định các hoạt động trong một bài học có thể dựa trên graph nội dung bài học hoặc dựa vào việc phân tích cấu trúc nội dung bài học. Mỗi hoạt động tương ứng với một đơn vị kiến thức. Mỗi hoạt động thu nhận kiến thức có thể là một graph hoặc một số đỉnh của graph chung được hình thành trong một bài học.

Bước 3: Xác định các thao tác trong mỗi hoạt động

Trong mỗi hoạt động, chúng ta cần xác định các thao tác chính để đạt được mục tiêu như hoạt động nào xây dựng được đỉnh nào, nhánh nào, thân nào của graph.

Bước 4: Lập grap hoạt động dạy học

Sau khi đã xác định được các hoạt động và các thao tác của một bài học, giáo viên lập graph mô tả diễn biến chính của bài học. Sau đó vận dụng tư tưởng thuật toán “Con đường ngắn nhất” để lập graph hoạt động dạy học theo hướng tối ưu hoá bài học.

Quy trình chung của lập graph hoạt động như sau:

Hình 2.1. Quy trình chung về xây dựng graph hoạt động

Bước 1:

Xác định mục tiêu bài học

Bước 2:

Xác định các bước hoạt động

Bước 3: Xác định các thao tác trong mỗi hoạt động

Bước 4: Vận dụng thuật toán “con đường ngắn nhất” để lập graph hoạt động dạy học theo hướng tối ưu hóa bài học

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng Graph trong dạy học chương Cơ chế di truyền và biến dị Sinh học 12 trung học phổ thông (Trang 47)