Tình hình giáo viên sử dụng các graph trong dạy học chương “Cơ

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng Graph trong dạy học chương Cơ chế di truyền và biến dị Sinh học 12 trung học phổ thông (Trang 35)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.2. Tình hình giáo viên sử dụng các graph trong dạy học chương “Cơ

di truyền và biến dị”, Sinh học 12 trung học phổ thông kiểu bài lên lớp

Graph vừa có vai trò như một phương tiện dạy học, vừa có những đặc điểm của một phương pháp dạy học. Nếu xét cụ thể trong một tiết học, khi giáo viên sử dụng graph để dạy, học sinh sử dụng graph để học thì khi đó graph đóng vai trò là phương tiện. Còn quá trình giáo viên dẫn dắt học sinh tiếp nhận tri thức, nội dung bài học bằng cách triển khai dần dần nội dung từng đỉnh của graph thì lúc này graph mang đặc điểm của một phương pháp dạy học.

Phương pháp graph dạy học được hiểu là phương pháp tổ chức rèn luyện tạo được những sơ đồ học tập ở trong tư duy của HS. Trên cơ sở đó hình thành một phong cách tư duy khoa học mang tính hệ thống. Cũng như tất cả các phương pháp dạy học khác, phương pháp graph chịu sự chi phối của mục đích và nội dung dạy học. Về phía người dạy, có thể hiểu phương pháp graph là hệ thống những cách thức, biện pháp GV sử dụng để cấu trúc nội dung bài học thành một graph dạy học nhằm đạt mục đích dạy học. Về phía người học, graph là con đường dẫn HS chiếm lĩnh một cách hiệu quả nội dung bài học, trên cơ sở đó đạt được mục đích học tập, hình thành phương pháp nhận thức khoa học cho bản thân. Vì vậy, muốn cho phương pháp graph đạt được hiệu quả, cần phải xác định đúng mục đích dạy học.

Hiện nay, phương pháp dạy học bằng graph ngày càng được sự quan tâm của nhiều nhà sư phạm cùng đông đảo các thầy cô giáo và đă được áp dụng ở nhiều môn học như: Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý. Việc sử dụng phương pháp graph vào quá t nh dạy học được sử dụng không chỉ

để ôn tập, củng cố, khái quát hoá kiến thức, mà còn được sử dụng để lĩnh hội kiến thức mới ở trên lớp.

1.3.2.1. Sử dụng graph trong dạy học hình thành kiến thức mới

Tình hình và thực trạng dạy học hiện nay của giáo viên cụ thể là giáo viên bộ môn Sinh học cấp trung học phổ thông là chưa tận dụng tối ưu và tối đa các phương pháp và phương tiện dạy học.

Giáo viên chủ yếu truyền thụ kiến thức trong sách giáo khoa một cách đơn thuần theo lối dạy học có phần cổ truyền là thầy đọc, trò ghi. Nội dung kiến thức trong sách giáo khoa được giáo viên chế biến, tóm gọn lại và truyền đạt cho học sinh, dẫn đến sự nhàm chán, cũ kỹ, không phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh, không gây được sự hứng thú của các em nên các em còn chưa yêu thích nhiều bộ môn Sinh học. Tuy nhiên, việc dạy học hình thành kiến thức mới đã xuất hiện trong một số tiết dạy của một số giáo viên khá về chuyên môn, tâm huyết với nghề và đã được học, bồi dưỡng chuyên môn liên quan đến việc sử dụng graph trong dạy học. Mặc dù vậy số giáo viên sử dụng graph so với mặt bằng chung về số lượng còn ít, chỉ sử dụng ở những nội dung kiến thức chưa điển hình và hiệu quả sử dụng chưa đạt như mong muốn.

1.3.2.2. Sử dụng graph trong củng cố, ôn tập, hoàn thiện kiến thức

Giờ học Sinh học từ trước đến nay chủ yếu vẫn là giảng dạy theo phương pháp truyền thống, thầy truyền đạt kiến thức, học sinh thụ động tiếp thu tri thức, ít tính tích cực và sáng tạo kể cả phần củng cố, ôn tập, hoàn thiện kiến thức. Các phương pháp dạy học tích cực ít được sử dụng trong kiểu dạy học này. Vì vậy học sinh chưa yêu thích môn học và khả năng ghi nhớ, hệ thống hóa kiến thức và khả năng vận dụng kiến thức còn yếu. Việc nghiên cứu tìm cách đưa phương pháp graph vào dạy học Sinh học với mục đích ôn tập, củng cố, hoàn thiện kiến

thức nhằm phát huy tính tích cực và năng lực học tập của học sinh, tạo cho các em có cơ hội để tìm tòi độc lập nhận thức là hết sức cần thiết.

Hiện nay, việc củng cố, hoàn thiện kiến thức cho học sinh sau mỗi nội dung kiến thức mới là việc làm thường xuyên và phải có đối với mỗi giờ giảng của giáo viên. Tuy nhiên, thường thì các giáo viên để tiết kiệm thời gian, công sức, đồng thời để phù hợp với hình thức thi cử hiện nay chủ yếu là trắc nghiệm khách quan nên các thầy cô giáo chủ yếu là cho học sinh trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa, sách bài tập hoặc trả lời các câu hỏi trắc nghiệm nhanh.

Mặt khác, việc thiết kế một mẫu graph cho một nội dung kiến thức, đặc biệt trong bài ôn tập, luyện tập thường mất nhiều thời gian và khó làm hơn so với các câu hỏi ngắn. Chính vì vậy, việc sử dụng graph trong củng cố, hoàn thiện kiến thức hiện nay của giáo viên Sinh học trung học phổ thông vẫn chưa nhiều.

1.3.2.3. Sử dụng graph trong kiểm tra, đánh giá

Hiện nay, việc sử dụng phương pháp graph trong dạy học của GV phổ thông không còn là điều quá mới mẻ. Tuy nhiên, về phương pháp xây dựng và cách sử dụng chúng như thế nào trong việc kiểm tra, đánh giá HS sao cho hiệu quả thì vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức và chưa được áp dụng rộng rãi.

Hiện nay trong việc kiểm tra, đánh giá nhận thức và mức độ lĩnh hội kiến thức của học sinh thì hình thức chủ yếu vẫn là trắc nghiệm khách quan, đặc biệt là 2 kỳ thi quan trọng là tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, môn Sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm 100%, chính vì thế các giáo viên khi tiến hành kiểm tra, đánh giá học sinh cũng tập cho học sinh quen thuộc với hình thức thi trắc nghiệm này. Điều đó dẫn đến việc học sinh sẽ học tập theo cách đối phó với hình thức thi như này, vì thế ứng dụng graph trong việc xây

dựng các đề kiểm tra đánh giá học sinh hiện nay đối với môn Sinh học gần như là không có và càng trở nên khó khăn hơn.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng Graph trong dạy học chương Cơ chế di truyền và biến dị Sinh học 12 trung học phổ thông (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)