Phân tích cấu trúc nội dung chương “Cơ chế di truyền và biến dị”,

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng Graph trong dạy học chương Cơ chế di truyền và biến dị Sinh học 12 trung học phổ thông (Trang 45)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.3.Phân tích cấu trúc nội dung chương “Cơ chế di truyền và biến dị”,

học 12 trung học phổ thông làm cơ sở xây dựng graph

Để sử dụng được phương pháp graph trong dạy học chương này, trước hết người giáo viên phải nắm vững cấu trúc hệ thống của chương và tính hệ thống của từng bài, từng mục.

Trong các chương của phần Di truyền học thì chương “Cơ chế di truyền và biến dị” là một chương khó và có nhiều điểm mới ở sách giáo khoa phổ thông, do đó kết quả dạy học của nó càng phụ thuộc nhiều vào sự giảng dạy của giáo viên. Mặt khác những khái niệm di truyền học được trình bày theo một hệ thống chặt chẽ, logic và có tính kế thừa cao, học sinh không nắm vững những khái niệm của chương trình di truyền học phân tử thì sẽ ảnh hưởng lớn tới sự tiếp thu những khái niệm ở chương, bài sau.

Cấu trúc nội dung của chương “Cơ chế di truyền và biến dị” bao gồm 7 bài đề cập tới các vấn đề: Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN; Phiên mã và dịch mã; Điều hòa hoạt động của gen; Đột biến gen; Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể; Đột biến số lượng nhiễm sắc thể; Thực hành: Quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể.

Về thành phần kiến thức trong chương “Cơ chế di truyền và biến dị”, Sinh học 12 trung học phổ thông là những kiến thức sinh học đại cương rất đa dạng, phức tạp và khó. Đó là các loại kiến thức:

- Kiến thức khái niệm: Khái niệm ADN, mã di truyền, phiên mã, dịch mã, cơ chế điều hòa hoạt động của gen, đột biến gen, nhiễm sắc thể, đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, đột biến số lượng nhiễm sắc thể (lệch bội, đa bội)...

- Kiến thức quy luật: Quy luật mã hóa của gen...

- Kiến thức cơ chế, quá trình: Cơ chế phiên mã, cơ chế dịch mã, cơ chế điều hòa hoạt động của gen, cơ chế phát sinh đột biến gen, cơ chế phát sinh đột biến nhiễm sắc thể, cơ chế phát sinh tự đa bội, cơ chế phát sinh dị đa bội... Quá trình tự nhân đôi ADN...

- Kiến thức ứng dụng: Biến dị tổ hợp, đột biến, ADN tái tổ hợp...

Chương này cho thấy bản chất của hiện tượng di tryền và biến dị là sự vận động của các cấu trúc vật chất trong tế bào. Đó là các nhiễm sắc thể trong nhân, phân tử ADN trên nhiễm sắc thể, các gen trên ADN. Cấu trúc này vận động theo những cơ chế xác định, tác động với nhau và với các cấu trúc khác trong tế bào trong những mối liên hệ thống nhất và chính trong quá trình vận động, tác động qua lại đó biểu hiện chức năng của chúng trong hệ thống di truyền, cấu trúc và chức năng là thống nhất bởi vì vận động là thuộc tính gắn liền với vật chất.

Tóm lại, chương “Cơ chế di truyền và biến dị” là phần kiến thức có thể sử dụng phương pháp graph bởi tính hệ thống của các kiến thức và mối liên hệ qua

lại giữa các nội dung kiến thức trong chương cũng như với các nội dung kiến thức di truyền học. Tuy nhiên để sử dụng được phương pháp graph trong dạy học, giáo viên phải hướng cho học sinh nắm vững cấu trúc bài học, hệ thống các khái niệm và quá trình trong từng bài, từng bài trong chương rồi mới đi vào từng phần cụ thể, muốn vậy phải nghiên cứu kỹ sách giáo khoa cộng với kiến thức thực tiễn và khả năng sáng tạo của học sinh.

Để tổ chức bài giảng theo phương pháp graph đạt hiệu quả cao nhất, giáo viên có thể hướng dẫn HS đi theo các bước sau:

- Bước 1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK đúng nội dung bài học để hoàn thành các nhiệm vụ được giao ghi trong các phiếu học tập.

- Bước 2: HS tự nghiên cứu SGK để có nguồn thông tin để gia công trả lời câu hỏi, hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra.

- Bước 3: HS phân tích nội dung bài học xác định loại graph. - Bước 4: HS tự lập graph

- Bước 5: Thảo luận nhóm về kết quả đã làm được nhằm hoàn thiện graph. - Bước 6: GV nhận xét, đánh giá, chỉnh lý để các graph có độ chính xác và thẩm mỹ cao.

- Bước 7: Ra bài tập bổ sung, củng cố.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng Graph trong dạy học chương Cơ chế di truyền và biến dị Sinh học 12 trung học phổ thông (Trang 45)