Quy trình sử dụng graph trong dạy học

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng Graph trong dạy học chương Cơ chế di truyền và biến dị Sinh học 12 trung học phổ thông (Trang 61)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.2.Quy trình sử dụng graph trong dạy học

Tùy thuộc vào mục đích dạy học, quy trình sử dụng graph có khác nhau.

2.2.2.1. Quy trình sử dụng graph trong dạy học hình thành kiến thức mới

Graph là một phương pháp tư duy thuộc nhóm phương pháp riêng rộng, vì vậy có thể dùng graph trong sự phối hợp với các phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả các phương pháp dạy học truyền thống. Thực chất của việc sử dụng

phương pháp graph để dạy học ở trên lớp là GV biến graph nội dung thành graph hoạt động khi soạn giáo án.

Trong dạy học kiến thức mới, để đảm bảo phát huy được tính tích cực học tập của học sinh, giáo viên có thể sử dụng graph để tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh theo các bước sau:

Bước 1: Dựa vào nội dung mỗi hoạt động, hình dung graph cần được hình thành qua hoạt động học của học sinh

Bước 2: Giao các câu hỏi gợi mở để học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, nắm được bản chất các đỉnh, xác định mối quan hệ để hình thành các cung.

Bước 3: Hướng dẫn học sinh xác định mối quan hệ giữa các đỉnh để tạo các cung, hình thành nên một loại graph nội dung.

Bước 4: Thảo luận nhóm (hoặc thảo luận cả lớp nếu cần) có sự can thiệp của giáo viên để rút ra kết luận.

Việc tiến hành sử dụng graph trong dạy học có thể thực hiện ở các mức độ sau tùy thuộc vào năng lực của GV, thời lượng trên lớp, trình độ của HS cũng như mức độ hiểu biết về graph của HS.

Mức độ 1: GV tổ chức đưa ra nội dung, GV tự giải quyết, HS quan sát học cách lập graph mình thấy.

Mức độ 2: GV đưa ra yêu cầu, HS đọc SGK và dựa trên các câu hỏi định hướng của thầy cô, xác định các đỉnh và các cung từ đó lập ra graph.

Mức độ 3: HS tự nghiên cứu SGK, với mức độ nhận thức của mình, xác định nội dung, tìm ra các đỉnh, các cung, hình dung loại graph và lập graph nội dung qua hoạt động nhận thức của chính bản thân. Sau đó GV nhận xét, đánh giá kết quả.

2.2.2.2. Quy trình sử dụng graph trong dạy học ôn tập, củng cố

Việc ôn tập kiến thức cho HS được thể hiện tập trung nhất trong những tiết học ôn tập được biên soạn trong chương trình và SGK. Nhưng việc ôn tập cũng có thể được tiến hành trong bất kỳ giờ học nào, khi GV thấy cần thiết ôn lại kiến thức, hoặc củng cố, nhắc lại kiến thức của một hoặc vài bài học trước, tiết học trước. Ôn tập với cách hiểu như vậy là một hoạt động thường xuyên, không phải là hoạt động riêng của bài ôn tập, tiết ôn tập. Những lúc ấy, nội dung ôn tập không phải là nội dung duy nhất, chiếm toàn bộ thời gian của tiết học mà chỉ là một phần của bài học.

Việc ôn tập một chương, phần, ôn tập cuối học kỳ, cuối năm học thường được thể hiện trong SGK. Theo sự phân bố của chương trình, sau mỗi chương hay sau mỗi một vấn đề lớn, mỗi học kỳ thường chỉ có một bài. Ví dụ, với chương trình Sinh học 12, sau khi học xong cả phần Di truyền học mới có một bài ôn tập với thời lượng 1 tiết. Với thời lượng ít ỏi như vậy nhưng nhiệm vụ của bài ôn tập lại hết sức quan trọng.

Nhiệm vụ của việc ôn tập là phải đưa ra được bản danh mục những kiến thức cơ bản nhất với những sự giải thích tóm tắt cần thiết và được hệ thống hoá lại theo từng mặt, từng khía cạnh cần phải ôn tập. Để thực hiện nhiệm vụ này, việc sử dụng graph có nhiều lợi thế. Vì graph một mặt vừa nêu được những kiến thức cơ bản cũng như nội dung tóm tắt ngắn gọn dưới dạng các kí hiệu thông qua các đỉnh graph, một mặt khác vừa hệ thống hoá được những kiến thức đó trong một graph mang tính khái quát cao.

Giáo viên có thể cho HS tự thiết kế graph hoặc hoàn thiện graph do GV gợi ý. Vì các kiến thức HS đã được biết nên graph ôn tập không nên là một graph dựng sẵn mà phải là graph do HS tự lập ngay trên lớp dưới sự chỉ dẫn của GV, như vậy việc ôn tập có hiệu quả hơn. Dưới sự giám sát của GV, học sinh trao

đổi, thảo luận để từ đó thấy được mối liên quan giữa các thành phần kiến thức, lôgic phát triển của nội dung kiến thức trong các chương, bài đã học. Hệ thống hóa kiến thức giúp HS có một “bức tranh” tổng thể và đó có thể là một hoạt động trong khâu hoàn thiện tri thức áp dụng sau khi học xong một chương, một phần.

Có thể hình dung các bước cơ bản của việc sử dụng graph trong ôn tập, củng cố, hoàn thiện kiến thức chương “Cơ chế di truyền và biến dị” như sau:

Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh, có thể sử dụng graph khuyết, graph câm hoặc xây dựng graph từ nội dung có sẵn.

Bước 2: Cá nhân HS hoàn thiện graph theo nhiệm vụ GV giao.

Bước 3: Tổ chức thảo luận nhóm (nếu cần).

Bước 4: Giáo viên chỉnh sửa, tổng kết, đánh giá.

2.2.2.3. Quy trình sử dụng graph trong kiểm tra - đánh giá kết quả học tập

Trong dạy học nói chung, việc tiến hành kiểm tra đánh giá được tiến hành thường xuyên và định kỳ. Kiểm tra đánh giá là khâu cuối cùng của quá trình dạy học, song đây lại là một khâu rất quan trọng. Kiểm tra có chức năng chủ yếu để nắm trình độ lĩnh hội của học sinh về kiến thức lý thuyết, kỹ năng, kỹ xảo về thực hành. Từ nguồn thông tin ngược đó, giáo viên tự điều chỉnh phương pháp dạy, bổ sung khiếm khuyết trong kiến thức của học sinh. Như vậy, kiểm tra là hình thức để thiết lập nguồn thông tin ngược từ học sinh đến giáo viên và cả từ bản thân học sinh đến với học sinh.. Mỗi học sinh qua bài làm của mình sẽ rút ra kinh nghiệm học, tự điều chỉnh phương pháp học, tự bổ sung đào sâu kiến thức.

Trong dạy học Sinh học ở THPT có nhiều hình thức kiểm tra đánh giá khác nhau: kiểm tra đầu tiết học (kiểm tra miệng), kiểm tra viết (15 phút, 45 phút), kiểm tra thực hành…

Giáo viên có thể sử dụng graph để kiểm tra - đánh giá mức độ tiếp thu bài học của HS. Khi kiểm tra - đánh giá, GV có thể dùng câu hỏi tự luận, câu hỏi

trắc nghiệm khách quan hoặc có thể dùng sơ đồ. Có thể sử dụng graph khuyết thiếu hoặc graph câm để yêu cầu học sinh điền vào chỗ khuyết.

Một phương pháp kiểm tra khác đó là sau một số bài, học sinh đã khá quen với việc lập graph, GV có thể ra bài kiểm tra yêu cầu HS lập graph cho một khái niệm, một quy luật hay một quá trình, cơ chế nào đó.

Với phương pháp như trên, cho phép ta xác định khả năng nắm bắt cách học theo phương pháp graph của HS đến độ nào, mặt khác có thể kiểm tra được khả năng tự làm việc và sự độc lập, sáng tạo trong tư duy của HS trong quá trình học tập. Trên cơ sở đó, GV điều chỉnh cách dạy, HS điều chỉnh đượ cách học sao cho ngày càng có hiệu quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua nghiên cứu về vai trò của graph trong dạy học, chúng tôi thấy có thể đưa graph vào kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, góp phần làm phong phú thêm hình thức kiểm tra đánh giá. Tuy nhiên không phải với bất kì nội dung kiểm tra nào cũng cần sử dụng graph. Nhưng ở những nội dung có thể, ở những thời điểm có thể, việc đưa graph vào kiểm tra sẽ làm phong phú hơn, sinh động hơn các hình thức kiểm tra đã có.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng Graph trong dạy học chương Cơ chế di truyền và biến dị Sinh học 12 trung học phổ thông (Trang 61)