Cổ phần vật liệu xây dựng Viên Châu

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty CP VLXD Viên Châu (Trang 37)

Qua những số liệu thực tế về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP VLXD Viên Châu trong 3 năm gần đây và qua cuộc phỏng vấn các nhà lãnh đạo của công ty, có thể thấy rằng mặc dù công ty chưa từng hoạch định một chiến lược kinh doanh cụ thể và tách biệt với kế hoạch sản xuất kinh doanh chung cho từng giai đoạn, nhưng với hơn 50 năm tồn tại và phát triển, Viên Châu đã có một vị trí vững chắc trên thị trường vật liệu xây dựng, khẳng định được uy tín và chất lượng sản phẩm của mình, và thực tế cho thấy rằng, Viên Châu đang chiếm khoảng 40% thị phần trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

Viên Châu có được thành công như ngày hôm nay là nhờ sự nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên từ khi thành lập đến nay; nhờ sự nhạy bén trong công cuộc đổi mới dây chuyền sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng và mẫu mã sản phẩm; và nhờ có sự chuyển đổi về loại hình doanh nghiệp sang công ty cổ phần, góp phần nâng cao trách nhiệm của mỗi cán bộ công nhân viên trong công ty. Mặc dù chưa có một bản kế hoạch kinh doanh cụ thể nhưng với sự chỉ đạo đúng đắn của ban giám đốc công ty và sự giám sát chặt chẽ của ban kiểm soát, hàng năm, sản lượng sản xuất luôn vượt mức công suất thiết kế và công ty luôn hoàn thành và vượt mức chỉ tiêu về sản lượng tiêu thụ đã đề ra.

4.1.2. Các hạn chế, tồn tại trong hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty

cổ phần vật liệu xây dựng Viên Châu

Qua nghiên cứu về thực trạng hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty CP VLXD Viên Châu có thể thấy rằng công ty chưa có một quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh đầy đủ và cụ thể mà chỉ tuân theo một số bước để định hình nên chiến lược kinh doanh cho mình trong một giai đoạn nhất định; cụ thể là các bước: xác định sứ mạng kinh doanh, phân tích môi trường bên trong bên ngoài, xác định mục tiêu

chiến lược, định hình chiến lược và thực thi và đánh giá chiến lược. Do chưa xác định một cách rõ ràng và cụ thể tầm nhìn chiến lược, khát vọng mà công ty muốn vươn tới nên mục tiêu chiến lược mà công ty đã đề ra còn khá khiêm tốn so với thế mạnh và những cơ hội mà công ty đang có. Mặc dù công ty đang có định hướng đánh vào thị trường mới là huyện mới của tỉnh Tuyên Quang – huyện Lâm Bình, nhưng đây chỉ là một chiến lược thâm nhập thị trường, bởi vốn dĩ Viên Châu đã luôn chiếm ưu thế trên thị trường tỉnh Tuyên Quang. Như vậy có thể thấy rằng, do chưa có tầm nhìn chiến lược xa hơn nên công ty cũng chưa có bước đột phá trong định hình chiến lược lâu dài trong thời gian tới, do đó, việc hoạch định nguồn lực thực thi chiến lược, ngân sách chiến lược và hoạch định việc kiểm tra đánh giá chiến lược cũng chưa được công ty chú trọng. Với điểm hạn chế này, Viên Châu đã chưa thực sự tận dụng được hết thế mạnh cũng như nắm bắt những thời cơ để vươn cao hơn, phát triển lớn mạnh hơn. 4.1.3. Các nguyên nhân

4.1.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Tồn tại một hạn chế lớn trong công tác hoạch định chiến lược kinh doanh như bên trên trước tiên là do quan điểm lãnh đạo của ban giám đốc. Do được thành lập từ rất lâu, tiền thân lại là doanh nghiệp nhà nước nên quan điểm chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh của ban lãnh đạo công ty CP VLXD Viên Châu còn mang nặng phong cách cũ, chưa có được những bước đột phá để đưa doanh nghiệp lên một vị thế mới mà mới chỉ dừng lại ở việc tạo dựng được vị trí và uy tín của mình trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang là chủ yếu sau hơn 50 năm tồn tại và phát triển. Hơn nữa, số lượng cán bộ nhân viên trình độ đại học chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn so với tổng số cán bộ nhân viên gián tiếp cũng là một nguyên nhân khiến cho việc tiếp cận lý thuyết về quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh của ban lãnh đạo công ty bị hạn chế, dẫn đến công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty còn nhiều thiết sót.

4.1.3.2. Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân khách quan dẫn đến những hạn chế trong hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty CP VLXD Viên Châu đó là sự bao bọc và tạo điều kiện của nhà nước, của các cấp tỉnh ủy. Trước đây, khi mới thành lập thì công ty Viên Châu là công ty nhà nước, hoạt động sản xuất kinh doanh dưới sự chỉ đạo của nhà nước. Do vậy mà Viên Châu không phải đầu tư vào công tác tìm kiếm và xây dựng các chiến

lược mở rộng thị trường. Đến năm 2002, công ty được cổ phần hóa sau hơn 40 năm tồn tại và phát triển dưới sự lãnh đạo cũng như bao bọc của nhà nước – một khoảng thời gian quá đủ cho một công ty lớn như Viên Châu xây dựng được một “đế chế” cho riêng mình mà không tốn quá nhiều công sức vào hoạch định chiến lược kinh doanh. Lối lãnh đạo cũng như thói quen trong sản xuất kinh doanh trước đó đã ăn sâu khiến cho những người đứng đầu công ty chưa có được những bước đột phá, những sáng tạo trong định hướng chiến lược phát triển của công ty mà trược tiên là công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty để có thể đưa công ty lên một tầm cao mới. 4.2. Dự báo triển vọng và quan điểm hoạch định chiến lược của công ty cổ

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty CP VLXD Viên Châu (Trang 37)