Thực trạng hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Viên Châu qua phân tích kết quả điều tra phỏng vấn

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty CP VLXD Viên Châu (Trang 25)

vật liệu xây dựng Viên Châu qua phân tích kết quả điều tra phỏng vấn chuyên gia và phân tích dữ liệu thứ cấp

3.3.1. Thực trạng Mô hình hoạch định chiến lược kinh doanh

Qua phỏng vấn trực tiếp hai nhà lãnh đạo cấp cao của công ty là ông Vũ Lương Điền, Chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc công ty và ông Lê Quốc Hiệp, Phó giám đốc kiêm Trưởng phòng Kế hoạch – Kỹ thuật của công ty, cả hai ông đều cho hay hiện tại công ty chưa có một quy trình, mô hình hoạch định chiến lược kinh doanh cụ thể, mọi nội dung liên quan đến chiến lược kinh doanh cũng chưa được thể hiện bằng văn bản mà mới chỉ dừng lại ở định hướng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh theo từng năm, và thường được đề xuất vào đầu mỗi năm.

Theo hai ông cho biết, công ty vẫn thường xuyên có những kế hoạch sản xuất kinh doanh trong cả dài hạn và ngắn hạn. Tuy nhiên, vì là đơn vị chuyên sản xuất nên những bản kế hoạch này chú trọng nhiều đến các chỉ tiêu về sản xuất, các chỉ tiêu về kinh doanh chỉ dừng lại ở việc xác định thị trường và sản lượng tiêu thụ. Những bản kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh này được xây dựng dựa trên sứ mạng kinh doanh đã xác định, phân tích các yếu tố bên trong, bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và xác định mục tiêu cần đạt được trong mỗi một giai đoạn cụ thể. Vì vậy, có thể cho rằng công ty cũng đã có một mô hình hoạch định chiến lược của riêng mình và được thể hiện qua sơ đồ sau:

Hình 5. Mô hình hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty CP VLXD Viên Châu

3.3.2. Sáng tạo tầm nhìn chiến lược

Qua phỏng vấn hai nhà lãnh đạo của công ty, hai ông cho hay, tầm nhìn chiến lược và mục tiêu chiến lược của công ty không được phân định một cách rõ ràng. Khi tác giả đưa ra câu hỏi về khát vọng mà Hội đồng cổ đông, Ban giám đốc cũng như công ty hướng đến là gì thì hai ông cho hay, công ty đang phấn đấu trở thành doanh nghiệp cung ứng vật liệu xây dựng hàng đầu trên thị trường hiện tại của công ty, đó là các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái.

3.3.3. Thực trạng hoạch định sứ mạng kinh doanh và thiết lập các mục tiêu chiến lược của công ty

Sứ mệnh kinh doanh của công ty đã được xác định một cách rõ ràng từ khi thành lập đó là đảm bảo sản xuất và cung ứng gạch chỉ xây dựng cho thị trường trong tỉnh Tuyên Quang và các tỉnh lân cận như Phú Thọ, Yên Bái, Hà Giang… Đặc biệt chú trọng nâng cao cả về chất lượng và mẫu mã nhằm đáp ứng yêu cầu và nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Theo ông Hiệp cho biết, mục tiêu chiến lược của công ty là chiếm lĩnh phần lớn thị phần trên thị trường các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái.

3.3.4. Thực trạng phân tích môi trường bên ngoài

Qua phỏng vấn trực tiếp hai nhà lãnh đạo của công ty về nhận định của các ông về sự tác động của các yếu tố bên ngoài đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có thể thấy thực trạng phân tích môi trường bên ngoài của công ty được tiến hành như sau:

3.3.4.1. Môi trường vĩ mô

a) Môi trường kinh tế

Giai đoạn 2008-1010 là giai đoạn mà nền kinh tế thế giới và trong nước chịu nhiều biến động. Trước sự khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng không tránh khỏi khủng hoảng, lạm phát tăng cao. Bình quân thời kỳ 2006-2010, tăng trưởng kinh tế đạt 7,01%/năm, trong đó bình quân giai đoạn 2006-2007 đạt 8,34%; bình quân giai đoạn 2008-2010 đạt 6,14%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,94%/năm thời kỳ 2006-2010, trong đó giai đoạn 2006-2007

tăng 10,30%; giai đoạn 2008-2010 tăng 6,40%. Về tỷ lệ lạm phát, năm 2007 là 12,63%; năm 2008 là 22,97% và năm 2010 là 11,75% (Nguồn: Tổng cục Thống kê).

Hoạt động theo cơ chế thị trường chung của đất nước, công ty CP VLXD Viên Châu cũng gặp không ít khó khăn trong sản xuất kinh doanh giai đoạn 2008-2010 do khủng hoảng kinh tế và lạm phát gây ra; mà cụ thể ở đây chính là giá vật tư đầu vào tăng; đồng thời công ty phải tăng lương để đảm bảo cho đời sống của cán bộ công nhân viên trong thời kỳ bão giá. Điều này làm đau đầu các nhà lãnh đạo của công ty. Thực tế cho thấy trong giai đoạn này, công ty đã phải giảm giá bán để đẩy mạnh tiêu thụ, tạo việc làm cho người lao động và duy trì hoạt động của công ty. (Cụ thể như trong năm 2010, giá gạch đinh rỗng từ 682 đồng/viên xuống 605 đồng/viên, gạch đinh đặc từ 891 đồng/viên xuống 847 đồng/viên).

b) Môi trường công nghệ

Xu hướng mới trong xây dựng hiện nay là ứng dụng những vật liệu nhẹ, vật liệu nhân tạo vào các công trình nhà ở cao tầng, xưởng, văn phòng… Vật liệu nhẹ vừa mang lại hiệu quả kinh tế như giảm được chi phí nền móng, thi công nhanh, vừa bảo vệ môi trường mà vẫn đẹp và bền vững; và công nghệ sản xuất gạch không nung đang ngày càng phát triển và được khuyến khích đầu tư. Tuy nhiên, tỉnh Tuyên Quang là một tỉnh miền núi, kinh tế còn nghèo nên việc ứng dụng công nghệ mới gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, trước mắt, để từng bước thực hiện Quyết định 115/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, từ năm 2005, Tuyên Quang đã thực hiện đầu tư chiều sâu và mở rộng ở các cơ sở sản xuất gạch tuynel. Đây là công nghệ sản xuất gạch tiên tiến và đang được áp dụng một cách rộng rãi nhằm tiến tới xóa bỏ toàn hoàn các lò gạch thủ công. Công nghệ sản xuất này vừa giúp sản xuất ra những sản phẩm mẫu mã đẹp, năng suất lao động cao, vừa không gây ô nhiễm môi trường do có hệ thống xử lý chất thải an toàn. Dây chuyền công nghệ tiên tiến này đã được Viên Châu đưa vào sản xuất từ năm 1998 với công suất ban đầu là 20 triệu viên/năm và hiện tại đã đạt đến 60 triệu viên/năm.

c) Môi trường văn hóa - xã hội

Hiện nay xu hướng của người tiêu dùng (sử dụng vật liệu để xây nhà) đều thay đổi từ nông thôn đến thành thị, khi tính đến chuyện xây dựng mới hoặc sửa sang lại

nhà người tiêu dùng lựa chọn nhà xây bằng vật liệu gạch chứ không sử dụng gỗ như trước đây, một phần do chất liệu gỗ hiện nay rất đắt tiền, phần khác sự du nhập của văn hoá kiến trúc phương Tây với nhiều mẫu kiến trúc độc đáo, đẹp và hiện đại. Do đó, nhu cầu sử dụng gạch để xây nhà đang tăng lên nhanh chóng. Ngoài ra, phong cách sống của người dân Việt Nam dần dần thay đổi, họ thích sống trong những căn nhà được xây dựng bằng gạch với kiểu dáng đa dạng phong phú, bền bỉ với thời gian, ít chi trả cho việc sửa chữa nhà hàng năm. Điều này đã tạo nhu cầu rất lớn về vậy liệu xây dựng trongđó có gạch xây. Bên cạnh đó, người tiêu dùng thường xuyên được tiếp cận với những hình ảnh giới thiệu về kiến trúc hiện đại trên các phương tiện thông tin như tạp chí, báo,...đã dần định hình xu hướng tiêu dùng trong người dân, việc sở hữu một căn nhà tường có kiến trúc hiện đại trở thành mơ ước của nhiều người ở cả thành thị và nôngthôn. Đây chính là điều kiện để ngành công nghiệp sản xuất gạch xây dựng nói chung và công ty CP VLXD Viên Châu nói riêng ngày càng phát triển.

d) Môi trường tự nhiên

Môi trường tự nhiên mà cụ thể ở đây là điều kiện thời tiết có ảnh hưởng khá lớn đến năng suất lao động của nhà máy sản xuất. Mặc dù sản xuất theo dây chuyền hiện đại nhưng gạch trước khi đưa vào nung vẫn cần qua khâu phơi gạch mộc. Do đó, thời tiết mưa nhiều sẽ khiến gạch lâu khô, vận chuyển nặng, dẫn đến năng suất lao động giảm. Còn thời tiết nắng nóng, đặc biệt là đợt nắng nóng bất thường năm 2010, đồng thời cắt điện liên miên đã ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người lao động. Tuy nhiên, ông Lê Quốc Hiệp cũng cho biết, để không ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất của nhà máy cũng như đảm bảo sức khoẻ, quyền lợi cho công nhân, công ty đã chỉ đạo thay đổi giờ làm việc. Nắng nóng thì làm vào buổi sáng và chiều mát, đồng thời bổ sung nước giải khát phục vụ công nhân vào những giờ giải lao. Đồng thời, để sản xuất gạch trong mọi điều kiện thời tiết, bảo đảm lò nung hoạt động suốt ngày đêm, Công ty CP VLXD Viên Châu đã đầu tư dựng thêm 3.500m2 nhà cáng kính để phơi gạch mộc, nâng diện tích nhà cáng kính lên trên 20.000m2. Nhờ diện tích nhà cáng kính được mở rộng mà khâu phơi sấy gạch mộc diễn ra đúng quy trình, đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Công nhân lao động được phân công sản xuất theo 2 ca/ngày, riêng tổ nung đốt có 3 ca, thay phiên trực 24h/24h. Hiện nay, 3 dây chuyền sản xuất của nhà máy có công suất thiết kế khoảng 50 triệu viên/năm...

e) Môi trường chính trị - pháp luật

Sản xuất gạch nung, đặc biệt là sản xuất thủ công gây nhiều tác động xấu đến môi trường sinh thái, cụ thể là hoạt động khai thác đất nguyên liệu làm biến đổi thành phần, cấu trúc bề mặt đất dẫn đến diện tích đất sau khi khai thác không thể tiến hành canh tác được hoặc có canh tác thì hiệu quả kinh tế thấp, đồng thời, nồng độ khí thải độc hại tăng cao đã làm cho hệ thực vật khu vực sản xuất gạch bị giảm năng suất, bị héo và chết, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của lao động tại lò và người dân trong khu vực... Vì vậy, ngày 01.8.2001 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 115/2001/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2010, trong đó tại Mục b, Khoản 3, Điều 1 đã nêu: “Từng bước phát triển sản phẩm gạch không nung ở những vùng không có nguyên liệu nung, tiến tới xoá bỏ việc sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công ở ven các đô thị trước năm 2005, ở các vùng khác trước năm 2010” (Quyết định 115/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ). Ngoài ra, trong Quyết định số 47/2005/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 có nêu: “Tập trung phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng thành một trong những ngành kinh tế phát triển của tỉnh. Tập trung đầu tư các sản phẩm mũi nhọn có nhu cầu lớn, sức cạnh tranh cao như: xi măng, bột barite, gạch tuynel, gạch không nung, bột đá siêu mịn,… Đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất gắn với bảo vệ cảnh quan môi trường và đảm bảo an ninh quốc phòng.” Hiện nay trên toàn tỉnh mới có hai doanh nghiệp sản xuất gạch theo dây chuyền tuynel là công ty CP VLXD Viên Châu và công ty cổ phần Hồng Phát, vì vậy, hai doanh nghiệp nhận được nhiều sự quan tâm và hỗ trợ của tỉnh ủy và Sở xây dựng, được khuyến khích đầu tư mở rộng quy mô sản xuất nhằm góp phần từng bước thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cũng như định hướng của tỉnh.

3.3.4.2. Môi trường vi mô

a) Đối thủ cạnh tranh

Ông Lê Quốc Hiệp cho biết, đối thủ cạnh tranh chủ yếu của công ty từ trước đến nay trong địa bàn tỉnh Tuyên Quang là các cơ sở sản xuất gạch thủ công. Theo Sở Xây dựng, toàn tỉnh hiện có 197 lò gạch thủ công của các HTX thủ công nghiệp và hộ tư nhân, hàng năm sản xuất và tiêu thụ tới gần 95 triệu viên; tập trung nhiều nhất ở

huyện Yên Sơn, tới 74 triệu viên/năm. Tuy nhiên, để thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, Tuyên Quang đang nỗ lực trong công tác xóa bỏ hoàn toàn các lò gạch thủ công, khuyến khích đầu tư chuyển đổi sang áp dụng công nghệ mới. Nhưng công tác chuyển đổi này cần một thời gian tương đối lớn, chi phí cao.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh hiện nay còn có một cơ sở sản xuất gạch tuynel của công ty cổ phần Hồng Phát tại khu công nghiệp Long Bình An được đưa vào hoạt động chính thức từ năm 2007. Đây là một doah nghiệp non trẻ, quy mô nhỏ, công suất chỉ bằng 25% so với Viên Châu. Vì vậy, với công suất hiện tại cùng với chiến lược triển khai mở rộng thêm một dây chuyền sản xuất tại khu công nghiệp Long Bình An, thời điểm này chính là thời cơ để công ty cổ phần vật liệu xây dựng chiếm lĩnh thị trường trong tỉnh.

b) Khách hàng

Ông Lê Quốc Hiệp cho biết, lực lượng tiêu thụ sản phẩm chính của công ty là các công trình xây dựng của nhà nước, chiếm đến 90%, số còn lại là các công trình xây dựng trong dân cư. Hiện nay, thành phố Tuyên Quang đang triển khai quy hoạch, xây dựng 4 khu dân cư đô thị mới, gồm các khu: Minh Thanh (phường Tân Hà), Tân Bình (phường Nông Tiến), Tân Phát (phường Ỷ La) và khu Đông Sơn (thuộc 2 phường Ỷ La và Hưng Thành). Ngoài ra, Tuyên Quang vừa quyết định thành lập một huyện mới là huyện Lâm Bình, và cũng đang có những dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho huyện mới này. Đây chính là cơ hội mà Viên Châu nên nắm bắt, đồng thời, theo ông Hiệp cho biết thì Lâm Bình chính là thị trường mới mà công ty đang hướng đến.

c) Người cung cấp

Nguyên liệu đầu vào chủ yếu của công ty bao gồm:

- Đất sét: công ty khai thác tại mỏ đã được tỉnh cấp phép, đồng thời tiến hành thu mua của các đơn vị thi công đơn giản (làm đường…).

- Than cám 6A Quảng Ninh: công ty đã ký hợp đồng trực tiếp với các đơn vị thuộc tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam là Tổng công ty Đông Bắc và công ty công nghiệp Mỏ Việt Bắc.

- Dầu phụ và diezen: do công ty xăng dầu Tuyên Quang cung cấp, đã ký hợp đồng lâu dài với công ty.

- Điện: do công ty điện lực Tuyên Quang cung cấp và cũng đã ký hợp đồng lâu dài với công ty.

d) Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Hướng đến xóa bỏ hoàn toàn lò gạch thủ công, tỉnh Tuyên Quang đang tiến hành quy hoạch xây dựng mới nhà máy sản xuất công nghệ tiên tiến tại huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Chiêm Hóa, Hàm Yên công suất từ 20 triệu viên/năm trở lên. Hiện nay, đã có một số đơn vị doanh nghiệp, cá nhân xin cấp phép đầu tư sản xuất gạch công nghệ cải tiến lò đứng liên tục như Công ty TNHH Trung Thoa (Nà Hang), Công ty TNHH Long Thắng, Công ty TNHH Dũng Thành (Sơn Dương), Công ty TNHH Thái Sơn, Tiến Đạt (Hàm Yên). Hai đơn vị xin cấp phép xây dựng lò tuynel là Công ty TNHH 1 thành viên Gia Mậu đầu tư tại khu công nghiệp Long Bình An; Công ty TNHH Vinh Phú đầu tư Tứ Quận (Yên Sơn)... Những cơ sở sản xuất này đi vào hoạt động sẽ đáp ứng được thị trường gạch xây dựng trong tỉnh, chất lượng và giá cả cạnh tranh sẽ đào thải gạch sản xuất thủ công. Vì vậy, cùng với việc xóa bỏ gạch thủ công – đối thủ chính của Viên Châu, các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn cũng dần được hình thành.

e) Sản phẩm thay thế

Theo chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ là phải phát triển gạch không nung thay thế gạch đất nung, gạch không nung là sản phẩm thay thế đang rất được quan tâm đầu tư phát triển.

Gạch không nung là loại gạch xây sau khi được tạo hình thì tự đóng rắn đạt các chỉ số về cơ học: cường độ nén, uốn, độ hút nước... mà không cần qua nhiệt độ. Có

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty CP VLXD Viên Châu (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w