Giải pháp tăng khả năng huy động vốn kinh doanh của các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (Trang 81)

nhỏ và vừa từ các tổ chức cung ứng vốn

Để nâng cao khả năng huy động vốn cho mình, bên cạnh sự hỗ trợ, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi từ phía Nhà Nước thì bản thân các DNNVV cũng cần phải tạo cho mình một nội lực nhất định để có thể đứng vững trên thị trường. Từ đó củng cố thêm lòng tin cho các tổ chức cung ứng vốn như Ngân hàng, công ty CTTC, Quỹ ĐTMH… để họ có thể mạnh dạn cấp vốn tín dụng đầu tư cho doanh nghiệp. Có được như vậy, doanh nghiệp nên thực hiện tốt các giải pháp sau:

Các giải pháp nâng cao năng lực và hiệu quả kinh doanh cho DNNVV.

Một là, nghiên cứu và điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp với thị trường trong nước và ngoài nước. Nghĩa là các doanh nghiệp cần đánh giá lại các chiến lược của mình nhằm xác định mức độ đáp ứng nhu cầu thị trường, khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong điều kiện cạnh tranh trong nước và quốc tế. Theo đó, cần đầu tư nhiều hơn nữa trong vịêc nghiên cứu thị trường như lượng cầu, thị hiếu, mẫu mã sản phẩm mà doanh nghiệp đang cung cấp cho thị trường. Ngoài ra, cần chú trọng đến những điều kiện, quy cách, quy định về tiêu thụ sản phẩm ở các vùng, các nước khác nhau vì có nhiều doanh nghiệp do bỏ qua tiêu chuẩn này nên đã thất bại trong kinh doanh. Khi đã có được định hướng sản phẩm, doanh nghiệp phải tìm cách duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm theo thời gian nhằm giữ vững uy tín và thương hiệu sản phẩm. Để khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, cần chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu và đăng ký bản quyền sản phẩm. Có như vậy doanh nghiệp mới đảm bảo doanh thu ổn định, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

thành sản phẩm cũng như nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm. Tuy nhiên, các DNNVV nên cân nhắc sử dụng công nghệ nào, thiết bị nào cho phù hợp. Để có được sự lựa chọn đúng đắn, doanh nghiệp cần tìm kiếm thông tin chính xác về công nghệ, tiếp cận thị trường khoa học - công nghệ, hợp tác trong chuyển giao khoa học và công nghệ. Ngoài ra, các DNNVV nên mạnh dạn ứng dụng những tiến bộ, phát minh thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất.

Ba là, nâng cao trình độ nguồn nhân lực trong doanh nghiệp bao gồm đội ngũ lao động và quản lý doanh nghiệp. Đây được coi là yếu tố quyết định tới thành công của doanh nghiệp. Để có được nguồn nhân lực có trình độ cao, doanh nghiệp nên dành riêng quỹ đào tạo nhân lực, tăng cường đào tạo dưới nhiều hình thức như khuyến khích và hỗ trợ nhân viên nâng cao kiến thức chuyên ngành, truyền nghề tại chỗ làm việc, tổ chức các hội thi tay nghề, quản lý giỏi… Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên có chế độ đãi ngộ nhân tài để có thể giữ chân những người tài giỏi, giúp họ gắn bó hơn với doanh nghiệp. Không nên đặt nặng vấn đề tiết giảm chi phí để tăng lợi nhuận mà bỏ qua vấn đề về nguồn lực. Nguồn nhân lực là cốt lõi cho sự thành công của mỗi doanh nghiệp bên cạnh các điều kiện thuận lợi khác trong kinh doanh.

Cuối cùng, các doanh nghiệp nên thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin về các chương trình, chiến lược hỗ trợ vốn ưu đãi cho loại hình doanh nghiệp mình. Từ đó hoàn thiện các điều kiện, chính sách đề ra trong việc cấp vốn ưu đãi để có thể tiếp cận cũng như nhận được nguồn vốn ưu đãi, giảm được chi phí lãi vay cho quá trình huy động vốn.

Các giải pháp về chếđộ kế toán, minh bạch tài chính.

Trên thực tế, các DNNVV Việt Nam hiểu biết về kế toán, chuẩn mực kế toán cũng như lĩnh vực kiểm toán còn rất hạn chế. Chủ doanh nghiệp chưa hiểu rằng, nếu áp dụng đúng chuẩn mực kế toán và báo cáo tài chính thì việc tiếp cận nguồn vốn sẽ đơn giản hơn bởi hoạt động sản xuất kinh doanh đã được minh bạch, rõ ràng hơn. Do đó, nâng cao hiểu biết về lĩnh vực kế toán, tìm được tiếng nói chung với kiểm toán độc lập là doanh nghiệp đã tìm được giải pháp nâng cao tính minh bạch trong hoạt động

tài chính, góp phần nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn. Cụ thể, doanh nghiệp cần thực hiện các công việc sau:

− Xem trọng hệ thống kế toán cũng như chú ý hơn nữa đến việc phát triển tổ chức kế toán của mình. DNNVV nên xem hệ thống kế toán như là công cụ hiệu quả trong việc phân tích tài chính, kiểm soát nội bộ, quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận hơn là chỉ dùng cho mục đích báo cáo thuế.

− Xây dựng và tổ chức bộ máy kế toán gọn nhẹ theo quy mô doanh nghiệp nhưng hiệu quả trong việc thu thập các thông tin kế toán, báo cáo tài chính ngay từ khi thành lập doanh nghiệp. Tránh tình trạng để doanh nghiệp vận hành rồi mới thực hiện sổ sách kế toàn nhằm đối phó với các ban ngành Nhà nước. Khi đó, số liệu sẽ không đảm báo tính chính xác, dễ thiếu sót gây ra những nhận định sai lầm về tình hình tài chính doanh nghiệp.

− Định kỳ thuê kiểm toán độc lập rà soát lại các nghiệp vụ đã được kế toán doanh nghiệp ghi nhận nhằm phát hiện kịp thời những thiếu sót về số liệu, đảm bảo tính đúng đắn của báo cáo tài chính doanh nghiệp.

− Tranh thủ tối đa sự hỗ trợ về đào tạo, tư vấn kỹ thuật quản lý cho DNNVV từ Nhà nước. Cử nhân viên tham dự đầy đủ các khóa học về chuẩn mực mới cũng như các quy định kế toán mới do các ban ngành có liên quan tổ chức. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng nên dành một nguồn kinh phí nhất định nhằm đầu tư cho các nhân viên kế toán trong việc cập nhật và nâng cao kiến thức chuyên môn của mình. Có như vậy, chế độ kế toán và báo cáo của doanh nghiệp sẽ luôn đầy đủ và đảm bảo theo quy định của của chế độ kế toán hiện hành.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)