nhỏ và vừa phát triển.
Nhà nước cần xây dựng chính sách kinh tế vĩ mô một cách đồng bộ để thể hiện sự khuyến khích của Nhà nước đối với các DNNVV. Theo đó, Nhà nước sẽ tạo lập khung khổ pháp luật, chính sách thuận lợi, an toàn để các DN tiếp cận có tính cạnh tranh đối
với các nguồn lực đầu vào như nguyên liệu, năng lượng, đất đai, công nghệ, vốn, lao động, chất xám… Cụ thể như sau:
− Một là, tác động về thể chế về đầu tư. Luật đầu tư đã được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/07/2006. Do đó, các cơ quan chức năng cần ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn thực hiện và phổ biến cho các doanh nghiệp, trong đó cần công khai hóa những ưu đãi đầu tư. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật cạnh tranh nhằm giúp cho các DN có môi trường cạnh tranh bình đẳng và an toàn.
− Hai là, đổi mới thể chế về đất đai và hỗ trợ mặt bằng sản xuất kinh doanh. Lập quy hoạch, kế hoạch chi tiết sử dụng đất và công khai các quy hoạch này nhằm đảm bảo chắc chắn cho việc giao đất, cho thuê đất, giúp các DN công khai tiếp cận với đất phục vụ sản xuất. Bên cạnh đó, Nhà nước nên đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hỗ trợ đưa các DNNVV gây ô nhiễm ra khỏi khu vực phát triển đô thị.
− Ba là, tiếp tục đổi mới thể chế về thuế. Cần sửa đổi, bổ sung quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng mở rộng đối tượng chịu thuế; đơn giản hóa phương pháp và căn cứ tính thuế; tạo điều kiện hơn nữa cho các DNNVV trong việc được hưởng ưu đãi về sắc thuế này trong những năm đầu thành lập.
− Bốn là, hoàn thiện các quy định về chế độ kế toán – báo cáo tài chính. Đơn giản hóa hệ thống kế toán cho các DNNVV trên cơ sở các tài khoản và phương pháp kế toán vẫn đảm bảo phù hợp với chuẩn mực kế toán chung.
Tiếp theo, Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ các DN trong việc gia nhập thị trường, trong quá trình hoạt động và cả trong quá trình phá sản doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ từ khâu đăng ký kinh doanh, hỗ trợ đất đai, mặt bằng sản xuất, chuyển giao công nghệ, xúc tiến thương mại. Cụ thể:
− Đối với vấn đề hỗ trợ đất đai, mặt bằng sản xuất cho DN, chính quyền các cấp cần xây dựng quy hoạch đất đai, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển các khu công nghiệp, công khai rộng rãi thông tin về mặt bằng, đất đai cho các DN được biết.
− Đối với thể chế xuất - nhập khẩu, Nhà nước nên có chính sách khuyến khích nhập khẩu công nghệ hiện đại, và đầu tư nghiên cứu sản phẩm mới, tháo gỡ những chính sách bảo hộ cao cho sản xuất trong nước, tạo điều kiện cho DN cải thiện điều kiện sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần có những quy định chặt chẽ về kỹ thuật đối với những máy móc nhập khẩu đã qua sử dụng nhằm tránh tình trạng nhập khẩu ‘rác công nghệ’. Đẩy mạnh hỗ trợ tài chính thông qua Quỹ hỗ trợ xuất khẩu cho các DN từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, có chính sách ưu đãi về thuế xuất khẩu cho các DNNVV.
− Đối với việc đào tạo nguồn nhân lực, Nhà nước cần có cơ chế tài chính hỗ trợ các DN trong hoạt động đào tạo, khuyến khích các hình thức đào tạo lại doanh nghiệp. Ngoài ra, cần tạo điều kiện và khuyến khích hình thành các trung tâm đào tạo, thu hút cán bộ giỏi trong lĩnh vực đào tạo nhân lực.
− Đối với vấn đề thông tin, Nhà nước cũng cần hỗ trợ cho DN trong lĩnh vực đặc biệt này. Để hoạt động kinh doanh, DN cần rất nhiều thông tin trong và ngoài nước như thông tin thị trường, chính sách, luật pháp, giá cả nguyên vật liệu... Để giúp DN có các thông tin thiết yếu trên, cần có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước trong việc giúp doanh nghiệp tiếp xúc với cơ quan chức năng, các cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài, khuyến khích hình thành các tổ chức kinh doanh cung cấp thông tin…
− Mặt khác, Nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, áp dụng các biệp pháp đa dạng hóa khác, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Nhà nước hiện đang độc quyền cung cấp một số hàng hóa, dịch vụ.
− Cuối cùng, Nhà nước cần tạo ra sự bình đẳng giữa khu vực kinh tế Nhà nước và kinh tế tư nhân, không phân biệt doanh nghiệp Nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực cung cấp tín dụng, bình đẳng về lãi suất, đất đai, thuế và thị trường. Các quy định và chính sách hoạt động kinh doanh phải đảm bảo công bằng cho các
nghiệp lớn, phân biệt đối với doanh nghiệp nhỏ cần được khắc phục vì điều này sẽ gây tổn hại cho lợi ích nền kinh tế.
− Nhà nước cũng cần đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật nhằm gián tiếp hỗ trợ DNNVV tiết kiệm chi phí cơ bản. Có như vậy, doanh nghiệp sẽ không phải quan tâm nhiều đến vấn đề này mà sẽ tập trung cho việc huy động các nguồn lực khác để sản xuất kinh doanh.