Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (Trang 60)

Ngày 24-03-2005, tại Hà Nội, Ủy ban châu Âu tại Việt Nam đã chính thức khai trương Quỹ Phát triển DNNVV - SMEDF với khoản tín dụng khoảng 15 triệu USD. Tổng giá trị khoản tín dụng tài trợ cho dự án khoảng 15 triệu USD (tương đương 290 tỷ đồng Việt Nam). Trong khuôn khổ của dự án SMEDF có 3 hoặc 4 ngân hàng tham gia sẽ được cấp tín dụng trung và dài hạn. Việc giải ngân sẽ được thực hiện hai lần một năm, với các điều kiện cho vay sát với điều kiện cho vay trên thị trường. Số tiền các ngân hàng tham gia hoàn trả sẽ được tiếp tục cho vay trong suốt thời gian hoạt động của dự án trên cơ sở quay vòng.

2.3.3.4 Các chính sách, chương trình hỗ trợ khác:

T chc tài chính APEC:

Tổ chức tài chính APEC tài trợ cho DNNVV được thành lập năm 2003, xuất phát từ sáng kiến của Hội nghị các Bộ trưởng tài chính APEC năm 2003 tổ chức tại Thái Lan. Tại đây, 12 tổ chức tài chính từ 8 quốc gia, vùng lãnh thổ bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Đài Loan, Thái Lan, và Việt Nam đã ký kết Biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa các tổ chức tài chính APEC tài trợ cho DNNVV. Incombank là ngân hàng duy nhất đại diện cho NHNN Việt Nam được chỉ định tham gia ký kết Biên bản ghi nhớ này.

Theo Biên bản ký kết trên, các tổ chức thành viên cam kết đẩy mạnh hợp tác giữa các thành viên trong hai lĩnh vực tài chính và kỹ thuật. Việc hợp tác tài chính bao gồm việc cho các doanh nghiệp vay trực tiếp và gián tiếp, tạo điều kiện cho các đối tượng này tiếp cận các nguồn vốn rẻ, dài hạn và ổn định.

Theo quy định, tổ chức sẽ họp luân phiên Hội nghị thường niên hàng năm tại mỗi quốc gia của các tổ chức thành viên trước khi diễn ra Hội nghị Bộ trưởng tài chính

APEC. Thông qua các cuộc họp, các thành viên trong tổ chức sẽ có điều kiện chia sẻ những kinh nghiệm tốt nhất của nước mình nhằm phát triển DNNVV.

Các chương trình, chính sách ca Nhà nước:

Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn tài trợ 5,5 triệu USD cho các DNNVV để phát triển sản xuất, mở rộng kinh doanh. Đây là khoản vốn vay Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD) thuộc Chương trình "Cải thiện sự tham gia thị trường cho người nghèo" mà Agribank là ngân hàng được Chính phủ chỉ định cho vay lại thông qua một hợp đồng được ký kết với Bộ Tài chính. Theo đó, một phần của nguồn vốn này, trị giá 4,5 triệu USD, sẽ được Agribank trực tiếp cho vay tới các khách hàng là hộ gia đình kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ... Phần còn lại (trị giá 1 triệu USD) sẽ được Agribank dùng để đầu tư theo phương thức góp cổ phần tại các DNNVV tại hai tỉnh Hà Tĩnh và Trà Vinh.

Ngoài ra, Nghị định số 90/2001 NĐ-CP ngày 23/11/2001 đã định nghĩa rõ loại hình DNVVN cũng như nêu rõ những giải pháp hỗ trợ cũng như nhiều biện pháp thúc đẩy phát triển DNVVN như: thành lập Hội đồng khuyến khích phát triển DNVVN, thành lập Uỷ ban xúc tiến DNVVN; thành lập Cục Phát triển DNVVN… Chính phủ cũng đang có những chương trình hỗ trợ phát triển DNVVN với nguồn vốn từ ngân sách như: chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực; Chương trình hỗ trợ kỹ thuật; Chương trình trợ giúp xúc tiến xuất khẩu; Chương trình hỗ trợ thông tin… Bên cạnh đó, các tổ chức quốc tế cũng có nhiều hỗ trợ cho phát triển DNVVN của Việt Nam như: Uỷ ban Châu Âu, Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Công ty Tài chính Quốc tế và nhiều tổ chức phi Chính phủ khác… Hiện nay, cơ chế cho vay ưu đãi đối với DNVVN được thực hiện theo Nghị định 106/2004/NĐ-CP của Chính phủ. Theo đó, các doanh nghiệp được cấp tín dụng ưu đãi khi đủ điều kiện nằm trong số 15 danh mục ngành nghề đầu tư. Tuy nhiên, theo khảo sát thì chỉ có rất ít doanh nghiệp có dự án nằm trong danh mục (23% số dự án), còn lại chiếm tới 77% dự án được cấp tín dụng ưu đãi thuộc các lĩnh vực ngành nghề khác, chứng tỏ chính sách tín dụng chưa nhắm đúng đối tượng. Thủ tục rườm rà, phức tạp, yêu cầu có tài sản thế chấp và phí môi giới để được hưởng khoản vay ưu đãi cao

đã khiến các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn nản lòng. Thêm vào đó, chính sách cung cấp ưu đãi tín dụng cho các doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn nhận ưu đãi là "chưa đủ minh bạch" và cũng "không được cập nhật một cách công khai". Có tới 53% số DN trả lời rằng, họ không hề có thông tin về các khoản vay ưu đãi và không rõ thủ tục để được xin vay.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (Trang 60)