Một số biện pháp sƣ phạm

Một phần của tài liệu Dạy học phần vectơ của sách giáo khoa Hình học 10 nâng cao theo hướng tăng cường hoạt động tự học của học sinh (Trang 50)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.Một số biện pháp sƣ phạm

Những biện pháp nghiệp vụ sƣ phạm dƣới đây đƣợc chúng tôi cố gắng sắp xếp theo trình tự thời gian: trƣớc, trong và sau mỗi giai đoạn học tập; chúng không chỉ có tác dụng đối với việc tự học mà còn có tác dụng đối với các phƣơng pháp

dạy học khác, không chỉ với nội dung vectơ mà còn với bất cứ nội dung nào. Ngƣời giáo viên sử dụng những biện pháp này thƣờng xuyên cả trong và ngoài lớp học mỗi khi có cơ hội.

- Chú ý lấp các lỗ hổng về kiến thức cho học sinh để các em có thể tiếp thu những kiến thức mới.

- Làm cho học sinh thấy đƣợc tầm quan trọng của môn Toán nói chung và nội dung vectơ nói riêng đối với các môn học khác, với đời sống và với việc thi cử. - Làm cho học sinh nhận thức đƣợc sự thiếu hụt kiến thức của bản thân bằng cách đƣa ra các tình huống mà nếu không nắm đƣợc kiến thức cần học thì không thể giải quyết đƣợc.

- Nêu các ƣu điểm của việc tự học để học sinh thấy và làm theo.

- Nêu các tấm gƣơng về tự học để các em noi theo, chẳng hạn nhƣ Bác Hồ, Giáo sƣ Nguyễn Cảnh Toàn hoặc một vài học sinh nào đó có thành tích học tập cao mà các em biết.

- Chỉ ra cho học sinh thấy nếu học giỏi thì sẽ đƣợc những gì (sự thành đạt, sự tôn trọng và thừa nhận của mọi người, được nhận học bổng, phần thưởng ....)

còn nếu học dốt thì sẽ phải chịu đựng những gì (sự thất bại trong cuộc sống, sự coi thường của mọi người, làm khổ bố mẹ, bị lưu ban, thi lại...).

- Cố gắng tạo dựng mối quan hệ thầy - trò tốt đẹp. Khi học sinh đã quý mến ngƣời giáo viên thì các em cũng sẽ hứng thú với việc học môn học do giáo viên đó phụ trách.

- Không yêu cầu học sinh quá cao, cần chia những bài tập lớn thành những bƣớc nhỏ để học sinh dễ đạt đƣợc thành công, từ đó củng cố sự tự tin của các em trong quá trình học tập.

- Hƣớng dẫn cho học sinh cách thực hiện nhiệm vụ tự học, cảnh báo những khó khăn mà học sinh có thể gặp phải và hƣớng giải quyết.

- Hƣớng dẫn cho học sinh những kĩ năng cần thiết của việc tự học nhƣ: kĩ năng đọc sách (đọc lướt để nắm ý chính, đọc chi tiết, so sánh - phân loại - hệ thống hóa kiến thức, tóm tắt kiến thức), kĩ năng ghi nhớ, kĩ năng ghi chép, kĩ năng sử dụng các phƣơng tiện học tập, kĩ năng tổ chức việc tự học và các kĩ thuật khác mà giáo viên cho là hiệu quả và cần thiết.

- Yêu cầu học sinh không lệ thuộc, ỷ lại vào suy nghĩ của bạn bè, của giáo viên, ngƣời thân...

- Tạo không khí thi đua giữa các học sinh trong lớp, đánh giá và cho điểm hoạt động tự học của học sinh để mỗi học sinh phải cố gắng tự mình vƣơn lên.

- Tạo điều kiện cho học sinh đƣợc tranh luận, bộc lộ ý kiến của mình; kết hợp giữa tự đánh giá với việc đánh giá của thầy cô, bạn bè để kết quả của việc tự học đƣợc khách quan và chính xác hơn.

- Phối hợp cùng các lực lƣợng ngoài nhà trƣờng quan tâm đến các điều kiện, môi trƣờng tự học của học sinh (về thời gian tự học, cơ sở vật chất, hoàn cảnh gia đình, ảnh hưởng của môi trường tự nhiên - xã hội....).

- Khuyến khích học sinh sử dụng các nguồn thông tin ngoài SGK để phục vụ cho việc tự học: Sách tham khảo, Internet, các phần mềm tin học, xem băng đĩa, xem các chƣơng trình giáo dục trên truyền hình, sử dụng thƣ viện....

- Sau từng giai đoạn tự học, giáo viên cần có sự kiểm tra và phản hồi kịp thời. Chú ý khen ngợi, động viên sau mỗi thành công của học sinh, không chỉ khen khi có thành tích mà cần khen cả sự tiến bộ. Nếu học sinh phạm sai lầm, giáo viên có thể chê trách nhƣng không quá gay gắt hay mỉa mai, miệt thị học sinh; chỉ chê về công việc, không chê về nhân cách con ngƣời; khi chê phải chỉ rõ lí do cụ thể, phải tôn trọng học sinh; cần có tính xây dựng, tạo điều kiện cho học sinh sửa chữa sai lầm; chỉ trách ngƣời có lỗi chứ không trách tập thể; hạn chế

chê trách trƣớc mặt nhiều ngƣời; cần chỉ ra nguyên nhân của sai lầm và động viên, khích lệ học sinh sửa chữa sai lầm đó.

- Khi cần thiết có thể sử dụng một vài hình thức kỉ luật đối với học sinh vi phạm để răn đe các học sinh khác, tuy nhiên phải đảm bảo công bằng và có tính giáo dục.

- Đừng chán nản, bỏ cuộc. Nếu học sinh chƣa thành công với việc tự học thì hãy cho các em thực hành thật nhiều.

Một phần của tài liệu Dạy học phần vectơ của sách giáo khoa Hình học 10 nâng cao theo hướng tăng cường hoạt động tự học của học sinh (Trang 50)