7. Cấu trúc của luận văn
3.4. Đánh giá thực nghiệm
3.4.1. Đánh giá định lượng:
Các bài kiểm tra của cả hai lớp ĐC và TN đều đƣợc chấm theo thang điểm 10 và đƣợc phân loại thành 4 nhóm:
- Nhóm giỏi: gồm các điểm 9 - 10. - Nhóm khá: gồm các điểm 7 - 8.
- Nhóm trung bình: gồm các điểm 5 - 6.
- Nhóm dƣới trung bình: gồm các điểm dƣới 5.
* Đề kiểm tra:
Đề kiểm tra giữa chương:
Câu 1 (4đ): Cho tam giác ABC và ba điểm M, O, I thỏa mãn:
MA=2MB, 3OB=-OC, 2IC=-3IA. a) Biểu thị AO theo AB và AC. b) Chứng minh: M, O, I thẳng hàng. Câu 2 (6đ): Cho tam giác ABC:
a) Tìm điểm I thỏa mãn: 5IA-2IB-IC=0 (có vẽ hình).
b) Chứng minh: 5OA-2OB-OC=OI với mọi điểm O. c) Tìm quỹ tích điểm M thỏa mãn:
3/MA+MB-2MC/ = /2(MA+MB+MC)/. (ĐS: 1a) AO= 4 3 AB+ 4 1 AC;
2a) AI= -AB- 2 1
AC;
2c) Đƣờng tròn (G; CK) với K là trung điểm của AB)
Đề kiểm tra cuối chương
Câu1 (8đ): Cho hệ trục Oxy với ba điểm A(2;-1); B(0;2); C(-3;-3).
a) Tính toạ độ trung điểm C', B', A' của các cạnh AB, AC, BC và toạ độ của các vectơ AB, AC, BC.
b) Tìm toạ độ giao điểm E của đƣờng thẳng AC với trục Oy. c) Tìm toạ độ điểm M sao cho: MA-3CM = 5BM-2CB.
d) Tìm toạ độ điểm I sao cho O là trọng tâm của tam giác BAI.
Câu 2 (2đ): Cho tam giác đều ABC cạnh a. Hãy dựng và tính độ dài của vectơ
v=CB+AB-2CA. (ĐS: Câu1: a) C'(1/2;1), B'(-1/2;-2), A'(-3/2;-1/2); AB(-2;3), AC(-5;-2), BC(-3;-5). b) E(0;-9/5). c) M(-1/9;10/9). d) I(-2;-1). Câu 2: a 7).
* Kết quả phân loại học sinh qua hai lần kiểm tra: Lần KT số Phƣơng án Tổng số bài KT
Điểm giỏi Điểm khá Điểm trung bình Điểm dƣới trung bình Tần số Tần suất(%) Tần số Tần suất(%) Tần số Tần suất(%) Tần số Tần suất(%) 1 TN 45 9 20,0 11 24,4 10 22,2 15 33,4 ĐC 46 5 10,9 12 26,1 7 15,2 22 47,8 2 TN 45 15 33,3 17 37,7 8 17,7 5 11,3 ĐC 46 5 10,9 12 26,1 10 21,7 19 41,3 Tổng TN 90 24 26,7 28 31,1 18 20,0 20 22,2 ĐC 92 10 10,9 24 26,1 17 18,5 41 44,5
Từ bảng trên cho thấy:
- Điểm giỏi ở lớp TN cao hơn so với lớp ĐC là 15,8%. - Điểm khá ở lớp TN cao hơn so với lớp ĐC là 5,0%.
- Điểm trung bình ở lớp TN cao hơn so với lớp ĐC là 1,5%.
- Điểm dƣới trung bình ở lớp TN thấp hơn so với lớp ĐC là 22,3%.
3.4.2. Đánh giá định tính:
Qua thời gian thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy:
- Hầu hết các em học sinh đều hào hứng tiếp nhận phƣơng án dạy học mà chúng tôi đề xuất.
- Hầu hết các em học sinh đều có ý thức chuẩn bị bài (tức là thực hiện nhiệm vụ học tập được giao) một cách nghiêm túc.
- Nhiều học sinh hăng hái tham gia phát biểu xây dựng bài, đƣa ra đƣợc nhiều cách giải khác nhau cho cùng một bài toán.
- Do có nhiều thời gian ở nhà để học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập nên kiến thức mà các em nắm đƣợc là hơn hẳn về khối lƣợng và chất lƣợng so với cách dạy học thông thƣờng (học sinh nắm kiến thức sâu sắc hơn, giáo viên có thể giao nhiều bài tập hơn).
- Kĩ năng đọc sách của học sinh ngày càng hoàn thiện hơn trong suốt quá trình thực nghiệm, thể hiện ở việc các em trả lời các câu hỏi, bài tập ngày càng chính xác và ghi chép ngày càng khoa học hơn.
- Học sinh đƣợc gọi lên bảng nhiều lần nên ngày càng mạnh dạn, tự tin hơn. - Hầu hết học sinh đều mong muốn đƣợc tiếp tục học theo phƣơng án thực nghiệm nói trên.
- Bản thân giáo viên dạy thực nghiệm (đồng thời là tác giả của luận văn này)
cảm thấy rất thoải mái cả về tinh thần và sức lực vì chỉ phải hoạt động rất ít ở trên lớp, chủ yếu là tập trung vào việc thiết kế nhiệm vụ học tập từ ở nhà mà thôi.
- Bản thân tác giả cũng quyết định sẽ sử dụng phƣơng án dạy học nói trên nhƣ là phƣơng án dạy học chủ đạo của mình và có niềm tin rằng phƣơng án dạy học này sẽ đƣợc áp dụng rộng rãi ở bậc THPT trong thời gian tới đây.
* KẾT LUẬN CHƢƠNG 3:
Qua thời gian thực nghiệm sƣ phạm, chúng tôi nhận thấy rằng phƣơng án dạy học đã đề xuất là rất khả thi và có hiệu quả rõ rệt đặc biệt là đối với những đối tƣợng học sinh có trình độ nhận thức không quá yếu, điều đó đƣợc thể hiện ở sự hƣởng ứng mạnh mẽ của hầu hết học sinh và ở kết quả dạy học đạt đƣợc là khá cao với một sự tiêu tốn về sức lực khá thấp.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Qua quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi thu đƣợc một số kết quả sau:
- Làm rõ đƣợc các cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học theo hƣớng tăng cƣờng hoạt động tự học của học sinh THPT.
- Đề xuất đƣợc một hệ thống các bƣớc lên lớp khá chặt chẽ và khoa học, một hệ thống các thao tác thiết kế nhiệm vụ học tập có tính khái quát cao và nhiều biện pháp sƣ phạm có ảnh hƣởng tích cực đến việc dạy học theo hƣớng tăng cƣờng hoạt động tự học của học sinh.
- Đã thiết kế khá hoàn chỉnh nhiệm vụ học tập cho việc dạy học phần vectơ của SGK hình học 10 nâng cao theo định hƣớng nói trên.
- Bƣớc đầu khẳng định đƣợc hiệu quả và tính khả thi của các giải pháp đƣa ra thông qua việc dạy thực nghiệm toàn bộ chƣơng I - Vectơ của hình học lớp 10 nâng cao theo hƣớng đã đề xuất.
2. Một số khuyến nghị:
* Đối với giáo viên Toán ở các trường THPT: nghiên cứu việc áp dụng phƣơng án dạy học mà luận văn đã đề xuất vào quá trình dạy học phần vectơ của SGK hình học 10 nâng cao một cách sáng tạo, phù hợp với từng đối tƣợng học sinh.
* Đối với các cấp quản lý của ngành Giáo dục: cần có những biện pháp khắc phục tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan để học sinh có nhiều thời gian tự học hơn.
* Đối với các cơ sở nghiên cứu khoa học Giáo dục: mở rộng hƣớng nghiên cứu của đề tài cho việc dạy học các phần khác của chƣơng trình Toán THPT, cho các bộ môn khác và cho cả các cấp học khác nữa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Văn Nhƣ Cƣơng, Nguyễn Huy Đoan, Đoàn Quỳnh, Đặng Hùng Thắng, Trần Văn Vuông. Tài liệu chủ đề tự chọn bám sát chương trình nâng cao Toán 10 - Dùng cho giáo viên. Nxb Giáo dục, 2006.
2. Văn Nhƣ Cƣơng (Chủ biên), Phạm Vũ Khuê, Trần Hữu Nam. Bài tập hình học 10 - Nâng cao. Nxb Giáo dục, 2006.
3. Nguyễn Minh Hà (Chủ biên), Nguyễn Xuân Bình. Toán nâng cao hình học 10. Nxb Giáo dục, 2001.
4. Hàn Liên Hải, Phan Huy Khải, Đào Ngọc Nam, Nguyễn Đạo Phƣơng, Lê Tất Tôn, Đặng Quan Viễn. Toán bồi dưỡng học sinh Phổ thông trung học - Quyển 1: Hình học. Nxb Hà Nội, 2002.
5. Trần Văn Hạo (Chủ biên), Nguyễn Mộng Hy, Trần Đức Huyên, Lê Văn Tiến, Lê Thị Thiên Hƣơng. Tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao Toán 10 - Dùng cho giáo viên và học sinh. Nxb Giáo dục, 2006.
6. Trần Văn Hạo (Tổng Chủ biên), Nguyễn Mộng Hy (Chủ biên), Nguyễn Văn Đoành, Trần Đức Huyên. Hình học 10. Nxb Giáo dục, 2006.
7. Nguyễn Viết Hoà. Xây dựng tài liệu tự học chuyên đề chứng minh Bất đẳng thức - Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục. Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, 2007.
8. Dƣơng Nguyên Hồng, Phan Văn Viện. Giải toán và ôn tập hình học 10. Nxb Giáo dục. 2002.
9. Nguyễn Mộng Hy (Chủ biên), Nguyễn Văn Đoành, Trần Đức Huyên. Bài tập hình học 10. Nxb Giáo dục, 2006.
10. Phạm Đình Khƣơng. Một số giải pháp nhằm phát triển năng lực tự học Toán của học sinh Trung học phổ thông (qua việc dạy học chủ đề quan hệ
song song và quan hệ vuông góc ở hình học lớp 11) - Luận án tiến sĩ giáo dục học. Viện Chiến lƣợc và Chƣơng trình Giáo dục, 2006.
11. Nguyễn Bá Kim, Vũ Dƣơng Thuỵ. Phương pháp dạy học môn Toán. Nxb Giáo dục, 1992.
12. Trần Thành Minh, Trần Quang Nghĩa, Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Anh Trƣờng. Giải toán hình học 10. Nxb Giáo dục, 2002.
13. Phan Trọng Ngọ. Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường. Nxb Đại học Sƣ phạm, 2005.
14. Geoffrey Petty (Dự án Việt - Bỉ dịch). Thực hành dạy học ngày nay. Nxb Stanley Thornes.
15. Nguyễn Danh Phan, Trần Chí Hiếu. Các chuyên đề Toán PTTH - Hình học 10. Nxb Giáo dục, 1999.
16. Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luật giáo dục năm 2005.
17. Đoàn Quỳnh (Tổng Chủ biên), Văn Nhƣ Cƣơng (Chủ biên), Phạm Vũ Khuê, Bùi Văn Nghị. Hình học 10 - Nâng cao. Nxb Giáo dục, 2006.
18. Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh. Phân phối chương trình THPT - môn Toán. Lƣu hành nội bộ, 2008.
19. Trần Thị Kim Thu. Tăng cường tính tích cực, chủ động của học sinh trong dạy học tự chọn chủ đề bám sát (Chương Vectơ - Hình học 10 - SGK nâng cao) - Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục. Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, 2007.
20. Lê Đức Thuận. Một số biện pháp bồi dưỡng năng lực tự học Toán cho học sinh thông qua dạy học chương "Quan hệ vuông góc" trong hình học 11 ở trường Trung học phổ thông - Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục. Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, 2005.
21. Nguyễn Cảnh Toàn (Chủ biên), Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo, Bùi Tƣờng. Quá trình dạy tự học. Nxb Giáo dục, 1997.
22. Phạm Thị Xuyến. Rèn luyện năng lực tự học cho học sinh Trung học phổ thông qua giờ Văn học sử - Luận án Tiến sĩ Giáo dục học. Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, 2005.