Biện pháp soạn giáo án và thực hiện các bƣớc lên lớp

Một phần của tài liệu Dạy học phần vectơ của sách giáo khoa Hình học 10 nâng cao theo hướng tăng cường hoạt động tự học của học sinh (Trang 42)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.Biện pháp soạn giáo án và thực hiện các bƣớc lên lớp

Do yêu cầu tăng cƣờng hoạt động tự học của học sinh nên việc soạn bài và tổ chức giờ dạy trên lớp có khác so với cách dạy học bình thƣờng. Trên cơ sở lí luận và thực tiễn đã nêu ở chƣơng 1, chúng tôi đề xuất quy trình tiến hành các giờ dạy trên lớp nhƣ sau:

Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ học tập cho học sinh:

Nhiệm vụ học tập đƣợc ghi dƣới dạng phiếu học tập, đƣợc giao trƣớc khi học trên lớp ít nhất 2 ngày (thường là vào cuối của tiết học trước). Phần đầu của phiếu học tập trình bày mục đích - yêu cầu của tiết học; tiếp theo là các câu hỏi và bài tập do giáo viên thiết kế dựa trên những gợi ý đã đƣợc nêu ở phần 2.1 của luận văn này, có chỉ rõ những câu không bắt buộc bằng cách đánh dấu sao (*); nếu cần thiết thì phải chỉ rõ những phần tài liệu cần đọc để học sinh đỡ mất thời gian. Cuối cùng là phần hƣớng dẫn học sinh làm những bài tập khó, phần này đƣợc đặt sau toàn bộ hệ thống câu hỏi và bài tập chứ không đặt ngay sau mỗi bài tập để tránh việc học sinh tiếp xúc với lời hƣớng dẫn ngay khi vừa đọc xong đề bài.

Học sinh có thể sử dụng SGK, hƣớng dẫn của giáo viên ghi trong phiếu học tập và các nguồn thông tin khác để giải quyết nhiệm vụ học tập ở nhà, ở thƣ viện hoặc ngay tại lớp trong các giờ ra chơi... Tuy giáo viên không thể kiểm soát đƣợc việc tự học của học sinh nhƣng có thể tác động tích cực đến nó bằng các biện pháp nêu ở mục 2.3 và ở bƣớc 3, bƣớc 4 sau đây.

Bước 3: Học sinh thảo luận, trình bày; giáo viên kiểm tra:

Khi lên lớp, giáo viên gọi từng học sinh lên bảng (từ 2 đến 3 học sinh mỗi đợt), mỗi học sinh trả lời một vài câu hỏi hoặc bài tập (tùy theo độ dài ngắn của câu hỏi, bài tập đó) bằng cách viết lên bảng trong thời gian định trƣớc. Các học sinh đƣợc gọi một cách tùy ý, không chỉ gọi những học sinh xung phong; nếu học sinh nào không làm đƣợc thì gọi học sinh khác thay thế. Trong thời gian các học sinh trên bảng đang làm, giáo viên yêu cầu các học sinh còn lại lập thành từng nhóm (từ 2 đến 3 người) để trao đổi, thảo luận với nhau về bài làm của mình; giáo viên đi quanh lớp để kiểm tra công việc về nhà của từng học sinh.

Bước 4: Nhận xét, chính xác hóa và cho điểm:

Khi các học sinh trên bảng làm xong và về chỗ, giáo viên yêu cầu các học sinh còn lại dừng việc trao đổi theo nhóm để nhận xét bài làm trên bảng. Sau khi học sinh nhận xét xong, giáo viên chính xác hóa lời giải, nêu các chú ý cần thiết xung quanh câu hỏi, bài tập đó rồi cho điểm bài làm của học sinh. Tất cả các học sinh căn cứ vào lời giải đã đƣợc giáo viên chính xác hóa để kiểm tra, điều chỉnh bài làm trong vở của mình, giáo viên yêu cầu học sinh nêu các thắc mắc nếu có. Điểm bài làm của học sinh trên bảng đƣợc lấy làm điểm kiểm tra miệng hoặc điểm thực hành Toán (đều là hệ số 1); nếu học sinh có nhiều điểm nhƣ thế trong

một học kỳ (được gọi lên bảng nhiều lần) thì sẽ lấy trung bình cộng của các điểm để làm điểm kiểm tra miệng hoặc điểm thực hành Toán.

Bước 5: Củng cố, dặn dò:

Giáo viên hệ thống lại các kiến thức vừa học và giao nhiệm vụ học tập mới

(các câu hỏi và bài tập chuẩn bị cho tiết học sau). Nếu còn thừa thời gian thì giáo viên có thể cho học sinh làm bài kiểm tra 15 phút hoặc yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập vừa mới giao để đỡ gánh nặng cho công việc ở nhà.

Điểm lại 5 bƣớc lên lớp vừa trình bày ở trên, chúng ta thấy một số nét nổi bật sau:

- Hoạt động tự học của học sinh đƣợc thể hiện ở việc tự trình bày, tự kiểm tra, tự điều chỉnh và đặc biệt là ở việc tự giải quyết các nhiệm vụ học tập trong thời gian ngoài giờ học trên lớp, điều này không chỉ giúp học sinh có đƣợc sự tự do trong học tập mà điều quan trọng là tiết kiệm đƣợc rất nhiều thời gian dạy học trên lớp.

- Có sự tích hợp của nhiều phƣơng pháp dạy học: phƣơng pháp thuyết trình, giảng giải, thảo luận nhóm... nhƣng nổi bật lên là phƣơng pháp dạy học tự học. - Tất cả học sinh có điều kiện đƣợc hoạt động liên tục trong suốt cả tiết học. Công việc chủ yếu của ngƣời giáo viên là thiết kế câu hỏi, bài tập từ ở nhà và chính xác hóa bài làm của học sinh.

- Việc giáo viên gọi học sinh lên bảng trình bày bài làm của mình, đi quanh lớp kiểm tra công việc của các học sinh khác, nhận xét và cho điểm bài làm trên bảng... không những giúp cho học sinh tích cực tự học hơn, có điều kiện rèn luyện kĩ năng mà còn giúp cho ngƣời giáo viên đánh giá đƣợc khả năng của từng

học sinh. Nói cách khác, việc kiểm tra - đánh giá đã phát huy đƣợc cả 3 chức năng của mình: tạo động cơ, rèn kĩ năng và lấy thông tin phản hồi.

- Việc hệ thống hóa của giáo viên ở bƣớc 5 là rất cần thiết bởi vì khi kết thúc bƣớc 4, học sinh mới chỉ hoàn thành đƣợc việc trả lời các câu hỏi và bài tập đã giao, tức là đã tiếp thu đƣợc từng đơn vị kiến thức riêng biệt còn việc nhận ra trọng tâm của bài học là rất hạn chế, ngƣời giáo viên phải giúp học sinh hoàn thành đƣợc nốt công việc này.

Nhƣ vậy, có thể thấy rằng: kiểu lên lớp với 5 bƣớc mà chúng tôi vừa đề xuất là khá chặt chẽ và khoa học, có thể áp dụng cho mọi giờ học trừ giờ kiểm tra 1 tiết. Chúng ta không nên lo ngại rằng nếu giờ học nào cũng áp dụng kiểu lên lớp nói trên thì sẽ tạo cảm giác nhàm chán, đơn điệu bởi vì sự thay đổi về nội dung dạy học và các phong cách của các giáo viên khác nhau khi dạy học các môn khác nhau sẽ hạn chế sự xuất hiện các cảm giác nhàm chán, đơn điệu đó. Ngƣợc lại, việc áp dụng cố định một kiểu lên lớp nói trên còn có tác dụng tạo cho học sinh một tâm thế chủ động trong học tập bởi các em luôn biết bƣớc tiếp theo sẽ phải làm gì.

Với việc sử dụng hệ thống các bƣớc lên lớp nhƣ trên, chúng tôi đề xuất cấu trúc của một giáo án nhƣ sau:

TÊN BÀI DẠY

Ngày soạn:………. I - NHIỆM VỤ HỌC TẬP

1. Mục đích - yêu cầu:

* Về kiến thức

* Về kĩ năng

2. Câu hỏi và bài tập:

1. Ổn định lớp. 2. Bài mới:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 3. Củng cố - dặn dò:

- Giáo viên hệ thống lại các kiến thức vừa học và nhấn mạnh trọng tâm của tiết học.

- Giao nhiệm vụ học tập cho tiết sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Trình bày nhiệm cụ học tập của tiết sau).

Ở phần "Bài mới" chỉ cần trình bày sơ lƣợc các hoạt động của giáo viên và học sinh theo nhƣ bƣớc 3 và bƣớc 4 nêu trên chứ không trình bày quá chi tiết vì nhƣ thế sẽ có thời gian tập trung vào công việc quan trọng hơn: Thiết kế nhiệm vụ học tập. Cũng không trình bày phần viết bảng vì chính học sinh mới là ngƣời viết bảng chủ yếu và ngƣời giáo viên phải sẵn sàng ứng phó với những cách làm khác nhau của họ.

Sau đây chúng tôi trình bày một giáo án mẫu để ngƣời đọc hình dung rõ hơn về cách soạn bài và tổ chức giờ dạy trên lớp:

TIẾT 11: TRỤC VÀ HỆ TRỤC TỌA ĐỘ (2):

Ngày soạn:………

I - NHIỆM VỤ HỌC TẬP (Được giao trước khi học trên lớp ít nhất 2 ngày, thường là vào cuối của tiết học trước):

1. Mục đích - yêu cầu:

* Về kiến thức: Nắm vững khái niệm toạ độ của vectơ và của điểm trên hệ trục

toạ độ. Nhớ đƣợc các công thức tính toạ độ của vectơ trên hệ trục theo toạ độ hai đầu mút, công thức tính toạ độ của trung điểm đoạn thẳng và toạ độ của trọng

* Về kĩ năng: Tính đƣợc toạ độ của vectơ trên hệ trục nếu biết toạ độ hai đầu mút. Vận dụng đƣợc các công thức tính toạ độ của trung điểm đoạn thẳng và trọng tâm tam giác. Bƣớc đầu làm quen với các dạng toán đơn giản về toạ độ trên hệ trục.

2. Câu hỏi và bài tập:

* Phần 3: Một số công thức quan trọng cần phải nhớ để làm bài tập:

a) Hãy nêu các công thức về mối liên hệ giữa tọa độ điểm với tọa độ vectơ, tọa độ trung điểm đoạn thẳng, tọa độ trọng tâm tam giác.

b) Cho hệ trục Oxy với các điểm A(1;-2), B(0;3), C(5;1). Hãy tìm: + Tọa độ của các vectơ AB, BC, CA, AC.

+ Tọa độ trung điểm M, N, P của các đoạn thẳng AB, BC, CA. + Tọa độ trọng tâm tam giác ABC và tam giác MNP.

* Phần 4: Một số dạng toán về tọa độ:

Cho hệ trục Oxy với ba điểm A(-2;4); B(6;0); C(0;3). a) Chứng minh ba điểm A, B, C thẳng hàng.

b) Tìm tọa độ điểm D sao cho tứ giác OABD là hình bình hành. c) Tìm tọa độ điểm I đối xứng với D qua A.

d) Tìm tọa độ điểm E trên Ox sao cho ba điểm A, B, E thẳng hàng.

e) Chỉ bằng tọa độ hãy chứng minh IA, IB không cùng phƣơng. Hãy phân tích

IC theo IAIB. (HD:

Phần 4 - Một số dạng toán về tọa độ:

a) Bằng tọa độ hãy chỉ ra số k sao cho AB=kAC.

b) Tứ giác OABD là hình bình hành thì có đẳng thức vectơ nào? Hãy chuyển đẳng thức đó sang tọa độ.

c) Sử dụng công thức về tọa độ trung điểm.

d) Điểm E nằm trên Ox thì phải có tọa độ nhƣ thế nào? Ba điểm A, B, E thẳng hàng thì phải có đẳng thức vectơ nào? Hãy chuyển đẳng thức đó sang tọa độ. e) Dùng phƣơng pháp phản chứng để chứng minh IA, IB không cùng phƣơng.

Giả sử IC=mIA+nIB, chuyển đẳng thức này sang tọa độ để tìm m, n).

II - TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:

1. Ổn định lớp. 2. Bài mới: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- Gọi hai học sinh lên trình bày phần trả lời cho câu hỏi 3a và 3b bằng cách viết lên bảng trong thời gian 10 phút. - Đi quanh lớp để kiểm tra công việc về nhà của từng học sinh.

- Yêu cầu các học sinh còn lại dừng việc trao đổi theo nhóm để nhận xét bài làm trên bảng.

- Chính xác hóa lời giải, giải đáp những thắc mắc của học sinh rồi cho điểm bài làm của hai học sinh vừa lên bảng.

- Lặp lại tƣơng tự các thao tác trên cho từng cụm câu hỏi 4a - 4b - 4c và 4d -

- Trong thời gian các học sinh trên bảng đang làm, các học sinh còn lại lập thành từng nhóm (từ 2 đến 3 người) để trao đổi, thảo luận với nhau về phần trả lời cho câu hỏi 3a và 3b của mình. - Nhận xét bài làm trên bảng theo yêu cầu của giáo viên.

- Căn cứ vào lời giải đã đƣợc giáo viên chính xác hóa để kiểm tra, điều chỉnh bài làm trong vở của mình và nêu các thắc mắc nếu có.

- Lặp lại tƣơng tự các thao tác trên cho từng cụm câu hỏi 4a - 4b - 4c và 4d -

4e. - ĐS: b) D(8;-4); c) I(-12;12); d) E(6;0); e) IC= 4 3 IA+ 4 1 IB. 4e. 3. Củng cố - dặn dò:

- Giáo viên hệ thống lại các kiến thức vừa học và nhấn mạnh cách chuyển từ đẳng thức vectơ sang đẳng thức toạ độ.

- Giao nhiệm vụ học tập cho tiết sau (tiết 12):

NHIỆM VỤ HỌC TẬP CỦA TIẾT 12: BÀI TẬP VỀ TRỤC VÀ HỆ TRỤC TỌA ĐỘ

Mục đích - yêu cầu:

* Về kiến thức: Nắm vững các khái niệm độ dài đại số của một vectơ trên trục

toạ độ, biểu thức toạ độ của các phép toán vectơ, điều kiện để hai vectơ cùng phƣơng, các công thức tính toạ độ của trung điểm đoạn thẳng và toạ độ của trọng tâm tam giác.

* Về kĩ năng: Tính đƣợc độ dài đại số của một vectơ khi biết toạ độ hai đầu mút

của nó. Biết cách chuyển từ đẳng thức vectơ sang đẳng thức toạ độ. Vận dụng thành thạo các công thức về toạ độ đã đƣợc học để làm bài tập.

Câu hỏi và bài tập:

Bài 1: Trên trục (O; i) cho hai điểm A, B lần lƣợt có tọa độ là -3 và 2. Tìm tọa độ điểm M sao cho

BM MA 2 = -1. Bài 2: Cho u( 2 1 ;5), v(m;-4). Tìm m để u, v cùng phƣơng.

Bài 3: Cho hệ trục Oxy với điểm A(xo;yo). Tọa độ các điểm B, C, D lần lƣợt là các điểm đối xứng của A qua Ox, Oy và O là gì?

Hãy áp dụng cho trƣờng hợp điểm A(-2;1).

Bài 4: Cho hệ trục Oxy với điểm A(-2;1), B(2;-1), C(1;2).

a) Tìm tọa độ điểm M và I sao cho: MA-2MB+3MC=0; 2AI=3IC.

b*) Tìm tọa độ điểm D nằm trên đƣờng phân giác của góc phần tƣ thứ hai sao cho trọng tâm G của tam giác BCD nằm trên đƣờng thẳng song song với trục Ox và cắt trục Oy tại điểm có tung độ bằng -3.

Bài 5: Cho hệ trục Oxy với điểm A(-2;-3), B(3;7), C(0;3), D(-4;-5). Chứng minh

AB song song với CD. (HD:

Bài 1: Sử dụng công thức tính độ dài đại số của một vectơ theo tọa độ điểm đầu và điểm cuối.

Bài 2: Để u, v cùng phƣơng thì phải có đẳng thức vectơ nào? Hãy chuyển đẳng thức đó sang tọa độ để tìm m.

Bài 3: Dựa vào hình vẽ để trả lời, không yêu cầu phải lập luận chi tiết. Bài 4: a) Chuyển các đẳng thức đó sang tọa độ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b) Tọa độ của D và G phải có dạng nhƣ thế nào?

Bài 5: Hãy chỉ ra hai vectơ AB, CD cùng phƣơng và ba điểm A, C, D không thẳng hàng).

Một phần của tài liệu Dạy học phần vectơ của sách giáo khoa Hình học 10 nâng cao theo hướng tăng cường hoạt động tự học của học sinh (Trang 42)