Thiết kế câu hỏi và bài tập cho giờ kiểm tra

Một phần của tài liệu Dạy học phần vectơ của sách giáo khoa Hình học 10 nâng cao theo hướng tăng cường hoạt động tự học của học sinh (Trang 40)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.6.Thiết kế câu hỏi và bài tập cho giờ kiểm tra

Ngoài các yêu cầu đã nói ở mục 2.1.1, khi soạn câu hỏi để kiểm tra ngƣời giáo viên cần chú ý thêm một số điểm sau:

- Ý thức đƣợc tầm quan trọng của việc kiểm tra. Kiểm tra không chỉ là để xác định mức độ kiến thức của học sinh mà nó còn có tác dụng tạo động cơ học tập

(nếu không có kiểm tra thì mức độ tự giác của học sinh sẽ giảm), tạo cơ hội học tập (thông qua việc trả lời các câu hỏi và bài tập trong quá trình kiểm tra mà học sinh có thể lĩnh hội thêm tri thức và rèn luyện kĩ năng) và chức năng phát triển (chỉ ra những hạn chế của học sinh và tìm cách khắc phục).

- Sử dụng những đề kiểm tra có độ khó khác nhau, không để xảy ra tình trạng một số học sinh liên tục bị điểm kém (dễ gây tâm lý tự ti, chán học) hoặc liên tục đƣợc điểm giỏi (dễ gây tâm lý chủ quan, tự mãn).

- Quy định rõ điểm số cho từng bài ngay từ lúc ra đề để học sinh biết. Điểm số của từng câu hỏi tỉ lệ thuận với thời gian học sinh sẽ phải sử dụng để trả lời câu hỏi đó chứ không tùy thuộc vào độ khó của từng câu hỏi.

- Có thể cho học sinh về nhà tự làm một số bài kiểm tra thử (không lấy điểm)

trƣớc khi làm bài kiểm tra chính thức ở lớp, bởi nếu không phải là các bài kiểm tra mang tính tuyển chọn thì mục đích cuối cùng thƣờng là làm sao để càng nhiều học sinh đạt đƣợc yêu cầu càng tốt chứ không phải là xem em nào khá hơn em nào. Các dạng toán trong đề kiểm tra thử không đƣợc trùng khít hoàn toàn với đề kiểm tra chính thức để tránh tình trạng học sinh học tủ.

Ví dụ 2.47:

Đề kiểm tra một tiết chƣơng I - Vectơ:

Câu1 (8đ): Cho hệ trục Oxy với ba điểm A(2;-1); B(0;2); C(-3;-3).

a) Tính toạ độ trung điểm C', B', A' của các cạnh AB, AC, BC và toạ độ của các vectơ AB, AC, BC.

b) Tìm giao điểm E của đƣờng thẳng AC với trục Oy. c) Tìm toạ độ điểm M sao cho: MA-3CM = 5BM-2CB.

d) Tìm toạ độ điểm I sao cho O là trọng tâm của tam giác BAI.

Câu 2 (2đ): Cho tam giác đều ABC cạnh a. Hãy dựng và tính độ dài của vectơ

v=CB+AB-2CA. (ĐS:

a) C'(1/2;1), B'(-1/2;-2), A'(-3/2;-1/2); AB(-2;3), AC(-5;-2), BC(-3;-5). b) E(0;-9/5).

c) M(-1/9;10/9). d) I(-2;-1). Câu 2: a 7).

Một phần của tài liệu Dạy học phần vectơ của sách giáo khoa Hình học 10 nâng cao theo hướng tăng cường hoạt động tự học của học sinh (Trang 40)