Trách nhiệm của con người đối với gia đình và với chính mình

Một phần của tài liệu Vấn đề công bằng xã hội và trách nhiệm xã hội theo quan niệm của Ki-tô giáo (Trang 77)

Khía cạnh đạo đức của con người chính là trách nhiệm đặc thù theo Giáo hội và cũng là một xứ mạng loan báo tin mừng của Giáo hội vì tham nhũng, phá thai, gian dối… Cùng với đó là chính trị, kinh tế, lao động, luật lệ và văn hoá, tất cả đều hàm chứa trong nó những giá trị đạo đức.

Người Kitô hữu luôn mong muốn Tin mừng được hiện diện trong đời sống xã hội, trước tiên với những người có đạo, sau cũng là đến tất cả mọi người trên thế giới, để xã hội dù có phát triển đến đâu thì con người vẫn luôn giữ được những nét đẹp trong văn hóa đạo đức và lối sống, đặc biệt văn hóa và đạo đức gia đình- một tế bào quan trọng cấu thành nên xã hội.

C.Mác và Ph. Angghen cho rằng “Hàng ngày, tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh sôi nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình” [38;tr. 41] Vì thế, trong gia đình luôn tồn tại hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống, cũng từ những mối quan hệ ràng buộc ấy mà những người trong gia đình luôn phải sống có trách nhiệm với nhau và để làm được điều đó trước tiên mỗi cá nhân con người phải có trách nhiệm với chính mình.

76

Kitô giáo đặc biệt đề cao đạo đức trong gia đình, trong toàn bộ tập Kinh Thánh và các sách giáo lý, giáo luật của Hội thánh, hình ảnh các gia đình Công giáo cũng như những quy định cho một gia đình hạnh phúc và bền vững xuất hiện khá nhiều, nhiều hơn bất cứ vấn đề gì của Giáo hội.

Có lẽ bởi, ngay từ “Thuở ban đầu, đấng tạo hóa đã làm ra con người có nam có nữ” (Mt 18, 4) và “vì thế, người ta sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt” (Mt 18, 5) và người Kitô hữu luôn tâm niệm rằng “sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly” (Mt 18, 6) chính vì luôn tâm niệm như vậy, nên con cái Kitô hữu khi vừa sinh ra đã được truyền dạy phải có trách nhiệm với gia đình, gia đình mà mình đã lựa chọn để bắt tay vào xây dựng nên, gia đình có bền vững, hạnh phúc thì xã hội mới được phồn vinh.

Gia đình chính là cái nôi nuôi dưỡng sự sống và tình yêu, là trường học đầu tiên của mỗi con người, gia đình đặt nền tảng quan trọng cho việc phát triển nhân cách sau này khi con người bắt đầu tham gia vào đời sống xã hội. Theo Kitô giáo, Gia đình là Giáo hội thu hẹp, chính trong gia đình, đức tin được đón nhận, được thể hiện, được chuyển dịch vào cuộc sống và được truyền từ người này sang người khác nhờ các mối quan hệ gia đình- xã hội. Hình ảnh một gia đình Công giáo trong giờ cầu nguyện quây quần bên nhau khiến các thành viên trong gia đình gần gũi và có trách nhiệm với nhau hơn.

Theo Kitô giáo, cầu nguyện chung là yếu tố quan trọng giúp hòa giải những mâu thuẫn gia đình và làm cho mọi người dễ hiểu, dễ tha thứ cho nhau. Chính vì vậy, gia đình mang trong nó những trách nhiệm lớn lao, và đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần đào tạo nên những công dân có ích cho xã hội.

Mang trong mình trọng trách lớn lao như vậy, nên con người trước tiên phải có trách nhiệm khi lựa chọn người nam cũng như người nữ trước khi tự

77

nguyện kết hôn. Nền tảng của gia đình phải là tình yêu và cao hơn hết chính là tinh thần trách nhiệm, để dù trong cuộc sống có xảy ra điều gì đi chăng nữa con người vẫn phải chịu trách nhiệm trước lời thề của mình, và luôn tâm niệm bước vào hôn nhân nghĩa là không bao giờ được quên “Chớ ngoại tình và đừng li dị” (Mt 5, 28. 5, 29). Khi người Do Thái đem đề tài này ra chất vấn Đức Giê-su trong ngày Ngài đến Yude và bên kia sông Yordan, khi được hỏi “có được phép rẫy vợ không? Đáp lại, Ngài nói với họ: Mô-se đã truyền sao cho các ông? Họ đáp: Mô-se đã cho phép viết thư mà rẫy vợ. Nhưng Đức Giê-su bảo họ: Chính vì lòng dạ lì lợm của các ông, mà Mô-se đã phải viết giới luật đó cho các ông. Nhưng từ khởi nguyên tạo thành, Thiên Chúa đã dựng lên họ là nam và nữ. Bởi thế cho nên người nam sẽ bỏ cả cha mẹ mình và cả hai sẽ nên một thân xác. Vậy điều Thiên Chúa đã kết hợp lại thì chớ có phân ly. Về nhà, môn đồ hỏi Ngài lại về điều đó. Ngài bảo họ: ai rẫy vợ mình mà đi lấy người khác, tức là ngoại tình đối với vợ mình; và nếu vợ bỏ chồng mà đi lấy người khác, ắt là nó ngoại tình” (Mc: 10, 2- 12) Đoạn Kinh thánh này, Đức Giê-su nhắc lại một chân lý đã được nói đến trong sách Khởi nguyên (Sáng thế ký) về sự sáng tạo ra loài người “Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ” (Kn 1, 27). Đồng thời, Ngài cũng nhắc đến một chân lý tiếp theo “Bởi thế cho nên người nam sẽ bỏ cả cha mẹ mình và cả hai sẽ nên một thân xác” (Kn 2, 24). Sở dĩ, Đức Giê-su nhắc lại những chân lý đã nói trong cựu ước, là để kết luận rằng: đó là quy luật của Thiên Chúa, còn là đạo trời, cho nên con người một khi đã tự nguyên kết hôn thì không thể nào phân ly. Ai tự ý phân ly là lỗi đạo, là đi ngược lại với đạo Chúa.

Ngày nay, luật chung thủy là một gánh nặng và là chuyện lỗi thời mà người ta chỉ còn biết thán phục nơi người khác, thì đó lại là quy tắc vàng trong hôn nhân của người Công giáo, quy định của họ rất khắt khe, chỉ cần một cử chỉ “nhìn người phụ nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình

78

với người ấy rồi”(Mt 5, 28) chuyện ngoại tình hoàn toàn trái với đạo đức Công giáo và trái với những lời Chúa Giê-su đã dạy “Nếu mắt phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy móc mà ném đi” (Mt 5,29) vì với họ thà mất một phần thân thể còn hơn bị sa cạm bẫy của tội lỗi, làm phá hoại hạnh phúc tự nhiên của gia đình. Đặc biệt trong các gia đình Công giáo hay những xóm đạo toàn tòng hiện nay, ly hôn hay tan vỡ là rất ít.

Theo quan niệm của Kitô giáo, chuyện lập gia đình trong xã hội là một tất yếu vì họ cho rằng “Đàn ông không gần đàn bà là điều tốt. Nhưng để tránh hiểm họa dâm ô, thì mỗi người hãy có vợ có chồng. Chồng hằng làm tròn bổn phận đối với vợ, và vợ đối với chồng cũng vậy” (1 Cr 7, 1-3). Như vậy, người vợ cũng như người chồng đều phải đảm nhận trọng trách duy trì một gia đình hạnh phúc. Kitô giáo quy định những bổn phận cũng như trách nhiệm cụ thể của người Nam, cũng như Người Nữ khi bước vào hôn nhân. Đối với người Nữ, Kitô giáo khuyên rằng “Chị em là những người vợ, chị em hãy phục tùng chồng, như vậy dù có những người chồng không tin lời Chúa, thì họ cũng sẽ được chinh phục nhờ cách ăn nết ở chinh tiết và cung kính của chị em. Ước chi vẻ duyên dáng của chị em không hề tại cái mã bên ngoài như kết tóc, đeo vòng vàng, hay ăn mặc xa hoa; nhưng là con người nội tâm thầm kín, với đồ trang sức không bao giờ hư hỏng là tính thùy mị, hiền hòa…” (1P 3, 1-4). Với người Nam trong gia đình, cũng vậy “Anh em là những người chồng, trong cuộc sống chung; anh em nên hiểu rằng đàn bà thuộc phái yếu; hãy tỏ lòng quý trọng vì họ cũng được hưởng sự sống …” (1P 3, 7)

Trách nhiệm mà Đức Giê-su trao cho những người đã kết hôn, đó chính là “Vợ không được bỏ chồng…Và chồng cũng không được rẫy vợ” (1 Cr: 7, 10) trách nhiệm lớn lao ấy được trao cho những người Công giáo khi đã khấn nguyện trước Chúa, tự nguyện chung sống với nhau.

79

Thậm chí, Kitô giáo còn có cả những lề luật mà ở đó thể hiện sự liên đới, không phân biệt và mong ước được sống hòa hợp cả với những người ngoại đạo “Nếu anh em nào có vợ ngoại đạo mà người này bằng lòng ở với người ấy, thì người ấy đừng rẫy vợ. Người nào có chồng ngoại đạo mà người này bằng lòng với người ấy, thì người ấy đừng bỏ chồng. Thật vậy, chồng ngoài đạo được thánh hóa nhờ vợ, và vợ ngoại đạo được thánh hóa bởi chồng có đạo” (1Cr: 7, 12-14)

Hai con người ấy một khi đã được gắn kết thì khác nào như một, đó là luật tự nhiên và luật của cả người Kitô hữu.

Khi một đứa trẻ được thụ thai, xã hội đón nhận món quà đó là sinh linh mới, một thiên thần bé nhỏ, những người Kitô hữu quan niệm rằng con người này đã được mời gọi hiệp thông hay quan hệ với những con người khác và trao bản thân mình cho họ, bởi vậy, trong gia đình việc kết nối mọi người lại với nhau, khiến cho mỗi người được nhìn nhận và học biết trách nhiệm của mình trong toàn bộ cuộc đời mình là điều quan trọng nhất. Những trách nhiệm, bổn phận đầu tiên của các thành viên trong gia đình không chỉ là những quy định trong tờ giấy hôn thú mà nó được rút ra từ chính bản chất cũng như đặc thù của mỗi gia đình.

Với người Kitô hữu gia đình chính là sự kết tinh của tình yêu, và tình yêu là thực tại căn bản để định nghĩa hôn nhân và gia đình, ở đó mỗi người nam, người nữ được nhìn nhận, được tôn trọng theo đúng phẩm giá của mình. Kitô giáo quan niệm yêu có nghĩa là cho và nhận một điều gì đó không thể mua cũng không thể bán, mà chỉ có thể cho một cách tự nguyện giữa người này với người kia.

Chính nhờ tình yêu mà bổn phận cũng như trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái được hình thành một cách tự nhiên “những bậc làm cha mẹ đừng làm cho con cái tức giận, nhưng hãy giáo dục chúng bằng cách khuyên răn và

80

sửa dạy thay mặt chúa” (Ep 6, 4) Trách nhiệm của cha mẹ chính là giáo dục con cái, bởi hình ảnh của bố mẹ luôn ảnh hưởng và tác động toàn diện đến con cái nhất là trong giai đoạn ấu thơ.

Đức cố Hồng Y Marty, nguyên Tổng Giám Mục Giáo phận Paris, gợi lại những kỷ niệm đáng nhớ của gia đình mình: “Tôi đã bập bẹ những tiếng đầu tiên về Thiên Chúa, khi nhìn mẹ tôi và cha tôi đọc kinh cầu nguyện.Tôi đã học biết sự sống, học biết sự chết, tôi đã học biết thế nào là yêu thương trong cuộc sống hằng ngày, khi tôi giao tiếp với thân nhân và những người quen thuộc… tôi không học mà cũng biết người phụ nữ đó đã cho tôi sự sống và mạc khải cho tôi tình yêu”.

Con cái nhận biết được ngay từ tấm bé, những điều tốt xấu tất cả đi vào ý thức của trẻ tưởng chỉ là thói quen, nhưng đã trở thành lối sống tự nhiên như hơi thở cần thiết trong giáo dục gia đình.

Giáo hội không chỉ giao trách nhiệm phải giáo dục đức tin cho con em mình đến những gia đình Công giáo, mà giáo hội nhấn mạnh điều quan trọng là phải giáo dục đức ái, truyền thụ tình yêu cho con cái để con cái biết yêu thương kính trọng những người trong gia đình trong gia tộc. Cũng cần giáo dục con cái biết yêu thương, tôn trọng, nâng đỡ hy sinh cho nhau, con người không biết sống yêu thương trong gia đình thì không thể biết sống yêu thương đúng nghĩa trong các môi trường xã hội.

Trách nhiệm của cha mẹ còn là phải luôn kiên nhẫn và phải là tấm gương sáng cho con cái về sự yêu thương giữa cha mẹ, vợ chồng. Chức năng nhiệm vụ ấy, cha mẹ chỉ có thể hoàn thành được nếu biết yêu thương và tha thứ như chính chúa Kitô đã yêu thương và tha thứ cho con người. Cuộc sống gia đình tạo cho cha mẹ những cơ hội quý báu để thực hiện tinh thần yêu thương quên mình, mưu tìm hạnh phúc cho người khác, cũng là mưu tìm hạnh phúc cho chính cuộc đời mình.

81

Bầu không khí yêu thương trong gia đình trở thành mái ấm, thành dòng suối mát, để con cái lớn lên. Kinh thánh đã hình tượng hóa hình ảnh Chúa Giê-su khi để ông may mắn được sinh ra trong một gia đình hạnh phúc và ngập tràn yêu thương của mái ấm gia đình Nagiarét, chính vì thế Kinh thánh cũng ghi lại toàn bộ hình ảnh “Hài nhi ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan” (Lc 2, 40) Cho đến lúc đức Giê-su có thể truyền bá tin mừng đến tất cả mọi người. Điều đó khẳng định chính bầu không khí yêu thương sẽ là môi trường tuyệt hảo để gia đình sẵn sàng đảm nhận vai trò là trường đào tạo đầu tiên và có ảnh hưởng suốt đời của một con người.

Gia đình là môi trường thuận lợi giúp cho các thành viên sống tình liên đới, vị tha, hài hòa, quảng đại, khôn ngoan, công bằng, can đảm và tiết độ. Giáo dục nhân bản còn nhằm huấn luyện con người có trách nhiệm đối với tha nhân và công ích, góp phần bảo vệ và phát triển cuộc sống xã hội, tôn trọng thiên nhiên, cổ vũ những hoạt động bác ái. Nếu bầu khí yêu thương trong gia đình được xem như trường dạy nhân bản, thì gương sáng của cha mẹ anh chị là những bài học thực tiễn, ảnh hưởng đến tâm hồn của trẻ.

Đối với trẻ em, cha mẹ là tất cả: từ cơm ăn, áo mặc đến yêu thương dạy dỗ. Vì thế trẻ em hoàn toàn tin tưởng nơi cha mẹ và làm theo những gì cha mẹ dạy. Kitô giáo quan niệm, dạy trẻ phải dạy từ thủa còn thơ, từ khi chập chững bước đi cho đến khi bước vào trường tiểu học, trung học và những giai đoạn quan trọng trong quá trình trưởng thành sau này của một con người. Quan trọng rằng theo mỗi giai đoạn người làm cha làm mẹ cần có những phương pháp để có được những sự hướng dẫn thích hợp nhất cho trẻ. Đó là thiên chức và cũng chính là trách nhiệm quan trọng nhất của đấng sinh thành. Ngoài ra trẻ em vẫn bắt chước người lớn nên cha mẹ anh chị trong gia đình chính là những người mẫu cho trẻ em rập khuôn bắt chước. Ngay từ bé đã phải tập cho con biết lễ phép kính trên nhường dưới, dạy cho con biết chia sẻ cảm thông

82

với người khác, biết đem quà biếu ông bà, cha mẹ, tặng anh chị, tặng bạn bè. Trẻ thường hay có tính ích kỷ, nên việc chiều con càng làm cho chúng ra hư, hay dòi hỏi một cách vô lối. Tập cho con biết thương những bạn nghèo, kính trọng các bạn khuyết tật, giám hi sinh những gì mình đang có cho cha mẹ ông bà hay cho công việc chung của gia đình của hàng xóm láng giềng, cho các bạn có hoàn cảnh kém may mắn.

Trong một xã hội đề cao lợi nhuận, chỉ lo hưởng thụ, người ta dễ trở thành ích kỷ, với lối sống cái gì cũng vơ vào cho mình, thì việc hy sinh cho người khác quả là khó. Tập sống không vô cảm với nỗi đau của người khác nghĩa là biết thông cảm sẻ chia và đến với những người bất hạnh. Đức Kitô đã ao ước biến thế giới này thành một tổ ấm, biến cộng đồng nhân loại thành một gia đình con cái Chúa. Nhưng điều đó có ý nghĩa gì, nếu chính gia đình nhỏ bé của chúng ta, vẫn hoang tàn lạnh lẽo, thiếu hơi ấm yêu thương, tôn trọng và đối xử nhân ái với nhau… thì kết cuộc chỉ là cãi cọ, xích mích và đay nghiến. Đó là quy luật trọng yếu trong mối quan hệ giữa vợ chồng, giữa con cái và cha mẹ, vì trong cuộc sống gia đình, con người có thể biến cuộc sống ấy thành thiên đàng hay hỏa ngục trần gian.

Giáo dục nhân bản rất cần thiết, từ việc lễ phép chào hỏi đến việc quét

Một phần của tài liệu Vấn đề công bằng xã hội và trách nhiệm xã hội theo quan niệm của Ki-tô giáo (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)