Kỉ nguyên toàn cầu hóa đã thực sự mở ra trong sự hợp tác và gắn kết giữa các quốc gia, dân tộc. Con người đang từng ngày từng giờ chứng kiến những bước chuyển quan trọng và nhanh chóng của thế giới về mọi mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, môi trường… Bên cạnh những thành tựu mà con người đã đạt được trong nhiều thế kỉ qua, là những khó khăn và thách thức mà con người đang phải đối mặt đó là: vấn đề cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, nạn ô nhiễm môi trường đang đe huỷ diệt môi trường sống của con người… Chính vì thế, vấn đề bảo vệ môi trường sống ngày nay, thực sự trở thành những vấn đề mang tính chất toàn cầu, đòi hỏi tất cả các quốc gia dân tộc phải cùng nhau giải quyết.
Môi trường sinh thái là một mạng lưới chỉnh thể có mối liên quan chặt chẽ với nhau giữa đất, nước, không khí và các cơ thể sống trong phạm vi toàn cầu, thiên nhiên cũng như môi trường sống của con người sẽ luôn ổn định nếu như con người và tự nhiên sống hài hòa với nhau. Thiên nhiên cung cấp cho con người những thứ mà con người cần để phục vụ cho cuộc sống, ngược lại con người phải chăm sóc, bảo vệ và quý trọng thiên nhiên.
Trong quá trình phát triển của mình, con người đã dùng lý trí và tự do để chế ngự, làm chủ thiên nhiên. Con người cũng đã biết tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống của họ. Nhưng vì mong muốn có được một cuộc sống đầy đủ hơn, con người đã làm tất cả mọi cách để phát triển kinh tế mà không còn để ý đến hậu quả của những hành động đó, con người đã quay lưng lại với tự nhiên, tàn phá thiên nhiên bằng việc khai thác ồ ạt nguồn tài nguyên thiên nhiên mà họ cho là vô tận. Bên cạnh đó các nhà
57
máy xí nghiệp đang từng ngày từng giờ thải ra nhiều chất độc hại làm ô nhiễm bầu không khí và nguồn nước vốn đang rất trong lành. Vô tình hay hữu ý con người đang ngày càng phá hủy môi trường sống của chính mình một cách nghiêm trọng.
Đặc biệt là trong những thập niên cuối thế kỉ XX, rất nhiều những công trình, phát minh, khám phá mới của khoa học kĩ thuật đã ra đời khiến cho nền kinh tế thế giới có những bước phát triển vượt bậc. Chính trong quá trình ấy, con người đã dần đánh mất đi ý thức trách nhiệm của mình về việc tôn trọng bảo vệ môi trường, thay vào đó, con người đang ngày đêm vắt kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, tận dụng một cách tối đa những gì thiên nhiên đã ban tặng cho họ, con người tưởng rằng mình giàu có lên, nhưng thực chất họ nghèo nàn đi vì đã tiêu xài một cách phung phí tài sản thiên nhiên vô giá mà tạo hoá đã ban tặng cho con người.
Con người ngay nay đang phải đối mặt trước những thách thức và sự “trả thù” của thiên nhiên, sự biến đổi của khí hậu và môi trường sống khiến con người không dễ dàng thích nghi, sinh ra dịch bệnh. Con người vì quá quen với những tiện nghi và kỹ thuật hiện đại hơn hoạt động cơ bắp nên con người cũng mất đi sức đề kháng với những biến đổi của thiên nhiên… Đến lúc này, người ta kêu gọi tinh thần trách nhiệm của con người, xã hội, nhân loại hãy bảo vệ thiên nhiên, chính là bảo vệ môi trường sống của chính mình.
Angghen cũng đã từng cảnh báo rằng “chúng ta hoàn toàn không thống trị được giới tự nhiên như một kẻ xâm lược thống trị một dân tộc khác, như một người sống bên ngoài giới tự nhiên, mà trái lại, bản thân chúng ta, với cả xương thịt, máu mủ và đầu óc chúng ta, là thuộc về giới tự nhiên, chúng ta nằm trong lòng giới tự nhiên, và tất cả sự thống trị của chúng ta đối với giới tự nhiên là ở chỗ chúng ta, khác tất cả sinh vật khác, biết nhận thức được
58
những quy luật của giới tự nhiên và sử dụng những quy luật ấy một cách xác chính” [ 41, tr. 655]
Vì vậy, đứng trước các vấn đề môi trường hiện nay, cả thế giới đang kêu gọi con người hãy nâng cao tinh thần trách nhiệm để cứu lấy môi trường, cứu lấy ngôi nhà chung của cả nhân loại, cùng hòa chung với cuộc vận động bảo vệ môi trường của thế giới.
Đối với Giáo hội, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ con người là bảo vệ sự “toàn vẹn trong sáng tạo của chúa” vì chúa đã tạo ra thế giới này, nên nó thuộc về trách nhiệm của tín đồ Kitô giáo, và là một trong những điều luật, giới răn của Giáo Hội.
Theo thần học Kitô giáo, Thiên Chúa đã dựng nên vũ trụ với tất cả vẻ đẹp hài hòa, cùng với trật tự vô cùng độc đáo và chính xác của nó, mỗi một bộ phận trong hành tinh này đều mang trong mình ý nghĩa và vai trò khác nhau để bổ sung cho nhau trong mối liên hệ biện chứng và phổ biến. Con người được trao quyền nhưng đồng thời cũng là nghĩa vụ mà họ phải thực hiện đó chính là làm chủ trái đất này “đây ta ban cho các ngươi mọi thứ cỏ mang hạt giống trên khắp mặt đất, và mọi thứ cây có trái mang hạt giống” “hãy làm bá chủ cá biển, chim trời, và mọi giống vật bò trên mặt đất” (St 1, 21), “Mọi dã thú, mọi chim trời, mọi giống vật bò dưới đất, và mọi cá biển sẽ phải kinh hãi khiếp sợ các ngươi: chúng được trao vào tay các ngươi” (St 9, 9) con người được trao quyền làm chủ, được làm trung tâm của trái đất vì Kitô giáo quan niệm con người có lí trí, nên giống Thiên Chúa; con người được dựng nên có tự do và làm chủ các hành vi của mình. Như vậy khi sáng tạo ra con người có lý trí và biết tư duy, Thiên Chúa muốn con người phải tự giác trong mọi hành động việc làm của họ, và có thể chịu trách nhiệm trước chúa tất cả những hành vi của mình, phải duy trì và phát triển sự sống trên hành tinh tươi đẹp này như bảo vệ sự sáng tạo của chúa.
59
Ngược lại, thiên nhiên khi được chúa tạo dựng cũng mang trong mình những trách nhiệm và nghĩa vụ nhất định, trách nhiệm đó chính là cung cấp những hoa thơm trái ngọt, những sản phẩm từ thực vật và động vật để làm lương thực cho con người “Mọi loài di động và có sự sống sẽ là lương thực cho các ngươi; ta ban cho các ngươi tất cả những thứ đó, cũng như đã ban cỏ xanh tươi.” (St 9, 9), đồng thời tô điểm cho đời sống tinh thần của con người thêm phong phú, nhưng trách nhiệm quan trọng nhất của môi trường thiên nhiên chính là mang lại sự cân bằng sinh thái cho địa cầu, bởi Thiên Chúa sáng tạo ra con người và các loài thụ tạo trên cơ sở “trật tự của muôn vật phải lệ thuộc vào trật tự của các nhân vị chứ không ngược lại” (GS 26, 3).
Thế nhưng, theo Kitô giáo con người đã lạm dụng sự tự do cao quý của mình và đi ngược lại với chương trình tạo dựng tốt đẹp mà Thiên Chúa đã ban tặng cho họ. Sau khi tạo dựng nên muôn vật Thiên Chúa đã trao ban cho con người quyền làm bá chủ mặt đất (St 1, 28), nhưng ngay sau đó Thiên Chúa cũng khẳng định đây không phải là quyền tuyệt đối, sự tự do mà Thiên Chúa ban cho con người là sự tự do trong tiến trình nhận thức được cái tất yếu, con người có thể làm chủ chim trời, cá biển nhưng cần hiểu rằng làm chủ ở đây không phải là thống trị, chà đạp lên thiên nhiên cây cỏ, mà thống trị chúng bằng tình yêu thương.
Khi trao mọi vật trên trái đất cho con người, Thiên Chúa đồng thời giao cả cho con người trách nhiệm phải bảo vệ thiên nhiên: “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều cho đầy mặt đất. Mọi dã thú, mọi chim trời, mọi giống vật bò dưới đất, và mọi cá biển sẽ phải kinh hãi khiếp sợ các ngươi. Ta ban cho các nguơi tất cả thứ đó, cũng như đã ban cỏ xanh tươi. Tuy nhiên các ngươi không được ăn thịt với mạng sống của nó” (St 9, 15). Cái ranh giới mà Thiên Chúa tạo nên giữa thiên nhiên và con người chính là biểu tượng của trái cấm, khi con người bước qua ranh giới ấy và cố tình ăn trái cấm cũng là khi con người đã vô tình
60
hay hữu ý quên mất trách nhiệm mà Đấng sáng tạo đã trao ban cho họ, hơn hết là cũng từ đó con người và thiên nhiên đã không còn hòa hợp với nhau trong cùng một hệ thống sinh quyển của địa cầu, cũng sẽ là ngày thiên nhiên không còn cung cấp cho con người những hoa thơm quả ngọt tươi tốt để con người phục vụ cho cuộc sống của mình nữa, họ phải tự mình lao động, và những hành vi lao động ấy phải nhằm phát triển toàn diện cho cuộc sống của họ, nhưng trên cơ sở tôn trọng và nhìn nhận đúng mức vai trò của thiên nhiên. Theo Kitô giáo, trách nhiệm của con người là phải nhận thấy được vai trò cũng như vẻ đẹp của thiên nhiên đối với cuộc sống con người, từ đó chúng ta mới thực sự biết quý trọng những giá trị mà thiên nhiên ban tặng.
Thiên nhiên vẫn luôn làm tròn bổn phận cũng như trách nhiệm làm đẹp và làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân loại. Nếu như chúng ta có hỏi vẻ đẹp của trái đất, của biển khơi, của khí trời nở phồng và lan tỏa, của bầu trời… tất cả những thực tại ấy sẽ trả lời chúng ta rằng hãy xem đó, chúng tôi quả là đẹp.
Không phải chỉ đến sau này Kitô giáo mới nhận thức được đầy đủ ý nghĩa và vẻ đẹp của Thiên nhiên, mà những người dân Do Thái đầu tiên đã nhận thấy vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên cách đây mấy ngàn năm và họ cũng đã biết đến giá trị của những vùng đất với đầy hoa thơm quả ngọt “đượm sữa và mật ” sẽ mang lại cho họ cuộc sống tốt đẹp, như vùng Canaan trong sách Sáng thế ký, Dân số kí và sách Phục truyền luật lệ kí… đã từng nhắc đến.
Tư tưởng tôn trọng thiên nhiên được thể hiện trong các bí tích của hội thánh, trong bí tích thanh tẩy: “nước” được biểu tượng cho sự tái sinh “bí tích thánh tẩy là bí tích tái sinh chúng ta nhờ nước…” [8, tr. 397] Thánh tẩy hay rửa tội đều dịch từ Baptizein trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là dìm xuống nước, tượng trưng cho việc người dự tòng chịu sự mai táng trong cái chết của Đức Kitô và từ đó cùng sống lại với người, trở thành thụ tạo mới. Chính vì nước
61
biểu tượng cho sự tái sinh, cho nên nước với người Kitô hữu là cái gì đó rất trong lành, thanh khiết, quan trọng như chính mạng sống của con người, không có nước con người không thể vào nước Trời, cũng đồng nghĩa với việc không có nguồn nước trong lành ấy thì con người không thể tồn tại được.
Từ khi tạo lập Thiên Địa, nước là một thụ tạo tầm thường nhưng kì diệu, được coi là nguồn mạch sự sống, nước từng cứu loài người qua nạn hồng thủy “trong con tàu ấy, một số ít, cả thảy tám người được cứu thoát nhờ nước” (1Pr 3, 20). Hình ảnh những con sông cũng luôn gắn liền với người Do Thái trong suốt cuộc hành trình đi tìm miền đất hứa của họ, vì sông nước gắn với những vùng đất phì nhiêu, mầu mỡ, nơi mà con người có thể tổ chức xã hội và cộng đồng tốt nhất. Nên Kinh thánh cũng như bí tích Thánh tẩy nhắc con người luôn nhớ đến vai trò quan trọng của nguồn nước, để luôn ý thức về trách nhiệm bảo vệ sự trong sạch cho nguồn nước địa cầu. Chính vì vậy, với người Kitô giáo việc bảo vệ nguồn nước mặc dù là trách nhiệm trước Chúa, trước niềm tin của chính mình, nhưng qua đó đã nâng cao ý thức bảo vệ môi trường chung.
Trong Kinh Thánh, biểu tượng của lửa, áng mây và ánh sáng là những tạo vật mà thiên nhiên ban tặng, mây là sự tích tụ của nước, khi những giọt nước tích tụ đến một lúc nào đó sẽ rơi xuống tạo thành những cơn mưa, mưa do hơi nước trong lành bốc lên khi rơi xuống mang cho mặt đất những giọt nước trong lành và mát mẻ, có ích đối với cuộc sống con người và cả thiên nhiên. Hình ảnh mây trong Kinh Thánh luôn gắn với những Thiên thần, tượng trưng cho những gì tinh khiết và thanh cao nhất trên trái đất này, với người Kitô hữu mây cũng như nước tất cả đều tượng trưng cho sự tốt đẹp, là một phần không thể thiếu cho cuộc sống của con người.
Kitô giáo đặc biệt đề cao vai trò của thiên nhiên và vì thế họ cũng đặc biệt đề cao trách nhiệm của con nguời với thiên nhiên, phải biết giá trị của thiên nhiên để yêu quý và bảo vệ thiên nhiên.
62
Ngay cả sau này, đến thời Tân ước, nhiều lần Đức Kitô đã mượn những dụ ngôn về thiên nhiên để răn dạy con người, như dụ ngôn về người gieo hạt giống, dụ ngôn cỏ lùng, dụ ngôn hạt cải… những hạt cải kia nếu bị rơi vãi trên vệ đường sẽ bị chim chóc đến ăn mất, những hạt khác rơi trên sỏi đá cây mọc ngay nhưng rễ ăn không sâu vào lòng đất, khi thời tiết nắng nóng, cây không sao hút được nước để rồi bị chết khô… Chỉ có những hạt rơi vào đất tốt thì cây mới sinh hoa kết trái.
Thông qua những câu chuyện về các loài thực vật để nói mối liên hệ giữa con người với môi trường sống của họ. Trong thiên nhiên có bóng dáng của con người, đời sống của thiên nhiên cũng giống như đời sống của con người. Con người cũng như những hạt cải kia nếu được sống ở một môi trường trong lành, thoáng đãng sẽ phát triển toàn diện về mọi mặt. Hạt cỏ lùng (loại cỏ làm hại lúa và hoa màu) tượng trưng cho những người sống trong xã hội vì ích kỉ, ghen ghét đố kị nhau mà sinh ra làm hại người khác…
Nhận thấy vai trò của thiên nhiên trong cuộc sống, con người càng phải nêu cao tinh thần trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên, trách nhiệm này với những người Kitô hữu cũng đồng thời là trách nhiệm trước Chúa của họ, trách nhiệm trước cuộc sống và đặc biệt là trách nhiệm trước tòa án lương tâm của chính mình.
Kitô giáo luôn hướng hành vi con người tới những mục đích cao cả, đối với họ, các thụ tạo phải lệ thuộc vào nhau và bổ sung cho nhau trong một mối liên hệ phổ biến, trong tình liên đới, tương trợ lẫn nhau cùng phát triển nhưng không được loại trừ nhau. Trong đó, con người vì là sản phẩm tâm đắc nhất của Đấng sáng tạo, nên họ phải sống có trách nhiệm hơn, con người phải ý thức được đầy đủ những quy luật của tự nhiên trên cơ sở tôn trọng những quy luật ấy để tác động vào tự nhiên, phục vụ cho cuộc sống của con người
63
Hoạt động của con người được xem là một khâu trong hệ thống: con người - xã hội - tự nhiên. Chính vì thế nếu một khâu một mắt xích trong hệ thống hoạt động không trùng khớp nhau sẽ tạo nên sự mất cân bằng, mất ổn định trong toàn bộ hệ thống.
Kitô giáo muốn khơi dậy tinh thần trách nhiệm của con người, để con người nhận ra tội lỗi của mình, quay lại coi sóc và bảo vệ thiên nhiên, đối xử với Thiên nhiên bằng chính tình yêu thương, thực hiện đúng trách nhiệm mà Thiên Chúa đã trao cho con người, bởi nếu mang trong mình ý thức về tình yêu ấy thì con người sẽ không bao giờ tàn phá và hủy hoại thiên nhiên.
Giáo hội cũng nhìn ra những nguyên nhân sâu xa tạo nên môi trường thiên nhiên ô nhiễm và bất ổn định hiện nay, theo cố Đức giáo hoàng Gioan Phaolo II, cuộc khủng hoảng môi sinh là hậu quả của chủ nghĩa ích kỉ, vị lợi nảy sinh trong chính bản thân con người. Vì vậy, con người luôn bị thúc đẩy