Vấn đề trách nhiệm xã hội theo quan niệm của Kitô giáo

Một phần của tài liệu Vấn đề công bằng xã hội và trách nhiệm xã hội theo quan niệm của Ki-tô giáo (Trang 56)

Thần học Kitô giáo xem trách nhiệm không thuộc về lý trí, chỉ là sự lên tiếng của lương tâm, của nền tảng đạo đức trong chính trái tim con người. Không có cưỡng chế hay ép buộc, trách nhiệm là sự tự nguyện của mỗi người trong việc thực hiện nghĩa vụ, bổn phận của mình. Không có tòa án, luật pháp nào có thể trói buộc con người vào trách nhiệm, bởi “khác với động cơ ý thức nghĩa vụ, lương tâm còn bao hàm cả sự tự đánh giá những hành động đã thực hiện trên cơ sở nhận thức của con người đối với trách nhiệm của mình trước xã hội… Ngoài ra lương tâm còn đòi hỏi con người phải có thái độ phê phán như nhau đối với ý kiến của mình và của người khác phù hợp với những yêu cầu khách quan của xã hội, cũng như phải có tinh thần trách nhiệm không đúng với hành động bản thân, mà còn đối với tất cả những gì diễn ra xung quanh mình” [76; tr. 340]. Theo đó, lương tâm có lẽ là tòa án trung thực và

55

khách quan nhất mà mỗi con người có để hướng hành động và việc làm của họ theo những chuẩn mực của xã hội, không đi ngược lại với những lề luật mà xã hội đặt ra.

Kitô giáo kêu gọi con người hãy nâng cao tinh thần trách nhiệm, yêu thương giúp đỡ nhau, không còn lòng vị kỉ, ghen gét… Kitô giáo đề cao giáo dục đạo đức với mong muốn tất cả mọi người có thể mang trong mình trách nhiệm của lương tâm, của lòng bác ái để tất cả mọi người cùng được hạnh phúc, vì với họ chừng nào trên thế giới vẫn còn quá nhiều người phải sống dưới mức sinh tồn thì chừng ấy những mầm mống bất ổn định trên phạm vi toàn thế giới chưa thể mất đi.

Vấn đề trách nhiệm xã hội là một vấn đề được quan tâm hàng đầu trong mọi học thuyết của Kitô giáo, không phải chỉ cho đến ngày nay vấn đề này mới được những người Kitô hữu đề cập đến, mà từ xa xưa, trong Kinh thánh đã hình thành tư tưởng về trách nhiệm, nghĩa vụ cũng như quyền của con người trong cuộc sống. Kinh Thánh đã ghi lại đầy đủ và chi tiết, những quan niệm thời bấy giờ về một xã hội với những con người đầy ý thức trách nhiệm, trước tiên là trách nhiệm với Chúa của họ. Song ý thức trách nhiệm đó vì được giáo dục, răn đe thường xuyên nên đã ngấm vào tín đồ và trở thành ý thức trách nhiệm dân sự với thế giới thực tại mà họ đang sống.

Giê-su cũng khuyên con người sống phải có lề luật, phải có trách nhiệm với bản thân mình, gia đình mình và với cộng đồng xã hội “Tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta” (Mt 7, 12).

Kitô giáo đặc biệt đề cao tình thương và lòng bác ái, mặc dù theo Kitô giáo trách nhiệm xã hội hoàn toàn không phải là tình thương, nhưng nếu có tình thương và lòng bác ái con người sẽ sống có trách nhiệm với chính mình và với cộng đồng, bằng không, họ trở nên vô cảm, vị kỷ.

56

Trách nhiệm xã hội được đề cập đến trong ba nội dung chính sau:

Trách nhiệm của con người đối với môi trường sống – thiên nhiên; trách nhiệm đối với xã hội; và trách nhiệm đối với gia đình và với chính mình.

Một phần của tài liệu Vấn đề công bằng xã hội và trách nhiệm xã hội theo quan niệm của Ki-tô giáo (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)