Quan niệm của Kitô giáo về vấn đề công bằng xã hội

Một phần của tài liệu Vấn đề công bằng xã hội và trách nhiệm xã hội theo quan niệm của Ki-tô giáo (Trang 25)

Tôn giáo nói chung và Kitô giáo nói riêng thường bị xem là những lý thuyết mơ hồ và sai lầm của con người về thế giới và nhân sinh, hay theo cách luận giải của Mác, tôn giáo là sự tự ý thức đã bị tha hoá của con người.

Do vậy, về cơ bản, vấn đề công bằng xã hội là gì và bằng cách nào để đạt được sự công bằng ấy, thì tôn giáo nói chung và Kitô giáo nói riêng thường đi tìm ngay một lối thoát bằng luân lý, đạo đức chứ không lấy tư duy

khoa học để đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.

Tuy nhiên, trong cuộc khủng hoảng hiện nay của nhân loại, thì các giải pháp về kinh tế gần như chưa đem lại kết quả hữu hiệu, kinh tế thế giới nhìn trên tổng thể thì tăng trưởng và giàu có hơn trước kia rất nhiều, nhưng gần 2/3 dân số thế giới hiện nay lại sống trong cảnh cùng cực của nghèo đói dưới mức cho phép. Của cải xã hội làm ra ngày càng nhiều, nhưng con người vẫn bất lực trong việc đảm bảo phân phối công bằng cho mọi người. Các chính sách xã hội, cách mạng cho đến nay vẫn chưa giải quyết được vấn đề bạo lực và sự biến động của xã hội. Dường như các giải pháp ấy lại đẩy con người từ trạng thái bất công này sang trạng thái bất công khác.

Vậy, chúng ta có thể tham khảo các “lối thoát” về luân lý, đạo đức trong việc giải quyết vấn đề “Công bằng xã hội” ở một tôn giáo đã từng có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống văn hoá của châu Âu nhiều thế kỷ qua - đó là Kitô giáo.

24

Công bằng xã hội trong đức tin Kitô giáo, chủ yếu được đề cập tới ở ba vấn đề chính: công bằng trong phân phối sản phẩm, công bằng trong cơ hội của mỗi người, và công bằng trong giao tiếp, ứng xử .

Về công bằng trong phân phối sản phẩm

Công bằng trong phân phối sản phẩm là một trong những nội dung quan trọng đầu tiên của vấn đề công bằng xã hội được Kinh thánh quan tâm.

Theo tư duy duy lý và tư duy kinh tế, công bằng trong phân phối được hiểu là: ai làm nhiều hưởng nhiều, ai làm ít hưởng ít, tức là dựa trên cơ sở “làm theo năng lực, hưởng theo lao động”, lúc này công bằng chính là cán cân mà một bên là cống hiến còn bên kia là hưởng thụ trong điều kiện mọi người đều như nhau, không tính đến những điều kiện hay những nhân tố khác.

Như vậy, phân phối sản phẩm theo đúng kết quả mà người lao động làm ra là tiêu chí để đảm bảo được sự công bằng trong xã hội, những người làm nhiều sẽ được hưởng nhiều, người làm ít hưởng ít và người không làm thì không hưởng.

Song, chính cái gọi là công bằng ấy, lại dẫn đến một sự bất công bằng, bất bình đẳng trong hưởng thụ, vì năng lực, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi con người là khác nhau, sự khác nhau đó nằm ngoài ý muốn chủ quan của họ, bởi con người sinh ra không phải ai cũng như ai về thể chất, năng lực và trí tuệ. Từ đó, xã hội sẽ dẫn đến phân cực, kẻ ở trên cao, người dưới đáy, theo thời gian, sự phân cực này càng sâu thêm, dẫn đến phân hoá xã hội ngày càng trầm trọng.

Ngược lại, nếu phân phối không đi theo cách của sự công bằng “ai làm nhiều hưởng nhiều, ai làm ít hưởng ít”, mà cào bằng, san bằng sự phân phối, để của cải xã hội được thực hiện phân chia theo nhu cầu của mỗi người qua đó tạo ra sự bình đẳng về hưởng thụ cho tất cả mọi người, cũng sẽ lại dẫn đến chỗ không công bằng, bởi những người tích cực, chăm chỉ lao động lại chỉ

25

được nhận phần của cải bằng những người làm ít hơn, dẫn đến chỗ làm tê liệt tinh thần phấn đấu và nhu cầu cống hiến việc của con người, vì dù có làm nhiều họ vẫn chỉ được hưởng như nhau mà thôi.

Mâu thuẫn trên đã được C.Mác chỉ ra trong tác phẩm Phê phán cương

lĩnh Gota, Mác coi công bằng thật sự phải là: “làm theo năng lực hưởng theo

nhu cầu”, nhưng Mác khẳng định, cái xã hội mà ta đang sống “là một xã hội cộng sản chủ nghĩa vừa thoát thai từ xã hội tư bản chủ nghĩa, do đó là một xã hội về mọi phương diện…còn mang những dấu vết của xã hội cũ mà nó mới lọt lòng ra.” [36; tr. 33]. Và xã hội này vẫn lấy lao động làm nguyên tắc phân phối, Mác nói rằng sau khi đã khấu trừ các khoản đi rồi mỗi người sản xuất nhận được một phần trở lại vừa đúng cái mà anh ta đã cung cấp cho xã hội và với Mác quyền ngang nhau ấy lại là một quyền không ngang nhau đối với một lao động không ngang nhau, bởi vì “một cá nhân này về thể chất và tinh thần, lại hơn một cá nhân khác và do đó, trong cùng một thời gian như thế, người ấy cung cấp được nhiều lao động hơn, hoặc có thể lao động được lâu hơn…” [36; tr. 35]

C.Mác đã nhìn thấy những mâu thuẫn không thể tránh khỏi trong phân phối theo lao động ở giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa. Và Mác cũng chỉ ra rằng, trong giai đoạn sau của chủ nghĩa xã hội, khi mà sự phụ thuộc có tính chất nô dịch của con người vào sự phân công lao động của họ không còn nữa…sự đối lập giữa lao động trí óc với lao động chân tay cũng không còn, khi con người đạt đến sự phát triển toàn diện, chỉ khi đó con người mới thực hiện được nguyên tắc: làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu.

Như vậy, chính lý thuyết của Mác vẫn thừa nhận tình trạng bất công trong phân phối của cải sẽ còn tồn tại trong giai đoạn đầu của Chủ nghĩa xã hội, khó có thể giải quyết ngay được. Ăngen sau này trong tác phẩm “Chống Đuy-rinh” cũng đã chỉ ra rằng bản thân con người sinh ra đã khác nhau về

26

giới tính, hoàn cảnh. Do vậy, không thể có công bằng, bình đẳng theo nghĩa đen của nó, và đấu tranh cho sự bình đẳng là đấu tranh chống những điều kiện xã hội để nảy sinh ra sự bất bình đẳng mà thôi. Như vậy, lý thuyết về công bằng đã bao hàm một sự tự mâu thuẫn nội tại căn bản.

Ở điểm này, những người Kitô hữu vẫn tin rằng giải pháp mà họ đưa ra sẽ khắc phục được phần nào những bất công hiện nay trong xã hội, để làm được điều đó, trước hết và chỉ có thể thực thi được bằng cách buộc chúng ta phải sống nhân bản hơn.

Bất kỳ tôn giáo nào, kể cả Kitô giáo, khi đi tìm nguyên nhân của mọi vấn đề thuộc về tự nhiên, xã hội và nhân sinh thì đều bắt nguồn từ ý thức đạo đức và cuối cùng lại quay trở về với ý thức đạo đức để tìm ra những kiến giải hợp lí.

Để xây dựng một xã hội công bằng, Chúa Kitô không dừng lại ở việc đòi hỏi một sự công bằng giao hoán, tức là trả công cho con người tương xứng với đúng những gì họ đã làm. Lúc này một câu hỏi được đặt ra: làm sao để thẩm định chính xác mức độ phần công sức mà mỗi người đó bỏ ra? các nhà kinh tế học cũng khó mà thống nhất với nhau về tiêu chí để xác định, nhất là khi có sự tham gia của nền công nghệ hiện đại như hiện nay. Một ngày công của chuyên gia và công nhật của người lao động phổ thông thì căn cứ vào đâu để so sánh, chưa kể đến các lĩnh vực nghệ thuật, những lĩnh vực không thể nào cân đong hay đo đếm? Thực tế cho thấy rằng, hầu như chúng ta thật khó để tìm được sự công bằng theo nhãn quan này.

Sự công bằng mà Chúa Giê-su muốn chúng ta xây dựng không chỉ là công bằng giao hoán, mà xã hội cần phải trả cho con người đúng với những gì họ đã làm, đồng thời phải chú ý đến cả nhu cầu của họ.

Theo đức tin Kitô giáo, thế nào là công bằng và thế nào là không công bằng được sinh ra từ chính con người khi họ thiếu tình thương cảm. Điều đó

27

có nghĩa rằng, Kitô giáo muốn lấy chính sự bác ái và tình yêu tha nhân để tạo dựng nên sự công bằng, vì công bằng trước tiên phải là trong ý thức, trong tinh thần của mỗi người.

Tuy nhiên, Kitô giáo cũng khẳng định nếu chỉ lấy bác ái và tình yêu thương thì không bao giờ có thể loại bỏ được sự không công bằng, bởi bác ái mới chỉ là quan tâm tới sự bất bình đẳng, và nhìn thấy tận nguồn của những bất công mà thôi. Bác ái chỉ có thể giải quyết được sự không công bằng khi tình bác ái đó phải là hành động chia sẻ, đấu tranh và đòi hỏi sự công bằng cho mọi người. Do đó, đối với Kitô giáo, để đạt được đến sự công bằng xã hội, Kitô giáo không phủ nhận việc phải thực hiện tốt sự công bằng giao hoán, mà còn phải đặc biệt chú ý đến cả sự công bằng trong phân phối của cải xã hội - phải quan tâm chia sẻ đến nhu cầu, khả năng, điều kiện của mỗi người.

Như vậy, Kitô giáo đã chú trọng đến cả hai khía cạnh để đạt đến sự công bằng trong phân phối của cải, đó là công bằng giao hoán (trả cho con người đúng theo những giá trị mà họ đã làm ra) và công bằng phân phối (vừa trả cho con người đúng theo những giá trị mà họ đã làm ra, vừa phải chú ý đến cả nhu cầu của họ). Công bằng trong phân phối không thể thiếu hoặc loại trừ sự công bằng giao hoán, ngược lại sự công bằng giao hoán mà thiếu đi sự công bằng trong phân phối thì không thể nào gọi đó là công bằng xã hội được. Với những người Kitô hữu, công bằng giao hoán và công bằng trong phân phối phải đi cùng nhau và bổ sung cho nhau trong việc tiến hành phân chia của cải của xã hội, bởi con người sinh ra không phải ai cũng như ai về thể chất, năng lực và trí tuệ “Thiên Chúa không ban cho mọi người các đức tính như nhau, những kẻ này được đức tính này, kẻ khác được đức tính khác…ta ban cho người này đức ái, kẻ khác được đức công chính, sự khiêm nhường hay đức tin sống động… còn về những điều cần thiết cho đời sống con người, ta đã không phân phối đồng đều, không muốn mỗi người có đủ mọi sự, để

28

buộc họ phải thực thi đức ái. Ta muốn họ cần đến nhau…” [8; tr. 592]. Mỗi con người sống trong xã hội đều có điểm mạnh yếu khác nhau, họ cần đến nhau để bổ sung cho nhau, và vì vậy mới làm nên những quan hệ xã hội đa dạng và phong phú. Kitô giáo đã thắt chặt mối quan hệ giữa con người với đồng loại, để mỗi con người luôn có ý thức sống trong tình liên đới và cùng nhau xây dựng thế giới này được công bằng.

Chủ đề công bằng và bình đẳng trong phân phối xuất hiện khá nhiều trong các sách Xuất hành, Lê-vy, Dân số của Kinh thánh với hai dụ ngôn điển hình nhất là “Người cha nhân hậu” (Lc 15, 11-32) và “Thợ làm vườn nho” (Mt 20, 1-16).

Dụ ngôn “Người cha nhân hậu” đại ý nói rằng, nhà kia có hai người con, người anh trai siêng năng, chăm chỉ, còn người em chỉ biết ăn chơi, tiêu sài hoang phí, cho đến khi không còn gì cả, anh ta quyết định trở về nhà. Người anh trai đã không bằng lòng với cha mình khi người cha mở tiệc ăn mừng, đón người em trai tội lỗi của anh ta trở về, trong khi anh ta chăm chỉ làm việc, ở bên đỡ đần cho cha suốt nhiều năm lại không bao giờ nhận được tình cảm ấy. Anh ta coi đó là một sự bất công và bực tức trước sự bất công đó của cha mình.

Theo cách giải thích của các nhà thần học về đoạn văn trên của Kinh Thánh, sự bực tức của người anh trai là do anh ta không có lòng thương cảm như của người cha dành cho người em của mình, nên anh ta thấy sự đối xử ấy là bất công, còn đối với người cha, đối xử với người em như vậy mới là công bằng, tư tưởng này cho thấy khát vọng của Kitô giáo về một sự công bằng tuyệt đối.

Tương tự như vậy, dụ ngôn “Thợ làm vườn nho” miêu tả rằng, những người làm công suốt một ngày dài dưới trời nắng nóng đã phàn nàn rằng, có

29

những người chỉ mất có một giờ làm việc mà cũng lĩnh tiền công đúng bằng số tiền công mà họ nhận được, họ cho đó là sự bất công, bất bình đẳng.

Cũng theo Kinh thánh, điều đó là không có gì là bất công, đồng tiền của người làm công cả ngày được trả đúng theo giá trị một ngày làm việc vì họ đã thoả thuận trước với ông chủ như vậy. Còn việc người chủ vườn nho vì biết cảm thương trước số phận của những người thất nghiệp, và quan ngại cho hoàn cảnh gia đình những người nghèo khổ hơn, nên ông đã nhận họ đến làm việc trong giờ chót và ông đã không chiếu theo công việc họ làm để trả công, mà chiếu theo nhu cầu của họ và gia đình họ. Nếu những người làm công khác phản đối và cho đó là bất công, vì họ không có lòng thương cảm, thương sót con người như ông chủ.

Như vậy, tư tưởng quan trọng trong hai dụ ngôn trên của Kinh thánh là ở chỗ, công bằng được bảo đảm bằng sự kiện người làm công một giờ được coi như đã làm nhiều hơn những người đã làm việc suốt cả ngày và được trả bằng người làm công cả ngày, của cải phân chia cho con người không phải theo giờ công họ làm việc mà chiếu theo nhu cầu, hoàn cảnh của họ và gia đình họ. Còn cái thứ công bằng, công bình mà người con trai trưởng và những người làm công cả ngày đòi hỏi là thứ công bằng sòng phẳng, công bằng kiểu cân đo đong đếm, công bằng không tình thương, sẽ dẫn tới phân hoá xã hội, đó không phải là lý tưởng mà đức tin Kitô giáo muốn nhắm tới. Kitô giáo muốn hướng đến một sự công bằng tuyệt đối, sự công bằng này sẽ được thiết lập trên cơ sở mọi người đều lao động và sẽ lấy đầy đủ số manna, (theo Cựu Ước có nghĩa là bánh thánh “là bánh Đức Chúa ban cho anh em làm của ăn” (Xh 16, 14) mà họ cần đến, những người già có thể chỉ cần một nắm, còn những thanh niên trai tráng có thể lại cần đến cả thúng manna.)

Kitô giáo luôn hướng con người đến sự bác ái, không vụ lợi, ích kỉ, và tư hữu, vì nếu mọi người đều mong muốn tư hữu của cải làm của riêng, thì xã hội

30

sẽ mất đi sự công bằng cần thiết, của cải của xã hội sẽ trở nên thừa thãi với một số người và thiếu với nhiều người. Con người không được ham muốn chiếm đoạt tài sản của người khác, mọi hình thức chiếm giữ một cách bất công tài sản tha nhân đều góp phần tạo nên những bất công xã hội (GS 69, 1).

Công bằng trong phân phối, theo Kitô giáo, ngoài việc cộng đồng phải thực hiện phân phối sao cho tương xứng với những đóng góp và nhu cầu của con người, còn là không được bóc lột người đồng loại, không được cướp của; tiền công người làm thuê, thậm chí không được giữ lại tiền công qua đêm cho đến sáng (Lv 19, 14).

Tuy nhiên, Kitô giáo, một mặt kêu gọi con người hãy yêu thương và chia sẻ với nhau để của cải trong xã hội được phân chia một cách công bằng cho tất cả mọi người. Một mặt, họ vẫn mong muốn con người hãy biết làm việc và cống hiến, chỉ có những người lao động mới xứng đáng được nhận phần của cải từ xã hội, bằng không, của cải sẽ hết nếu như bản thân con ngừời không làm ra. Tất cả mọi người phải cùng lao động để tạo ra của cải cho xã

Một phần của tài liệu Vấn đề công bằng xã hội và trách nhiệm xã hội theo quan niệm của Ki-tô giáo (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)