Luận chứng cho phương pháp tư duy khoa học

Một phần của tài liệu Triết học duy lý Descartes (Trang 49)

Chủ nghĩa duy lý là lập trường triết học đặt trọn niềm tin vào lý tính và tư duy khoa học, coi tư duy khoa học, lý tính là phương thuốc vạn năng chữa bách bệnh của con người, xã hội. Nói cách khác, đây là lập trường triết học coi lý tính khoa học là thước đo tối cao về nhân tính, là giá trị duy nhất để con người hướng đến.

Ở phương Tây, tiến bộ của khoa học kỹ thuật đáp ứng đầy đủ những điều kiện cần thiết, mở rộng sự phát triển toàn diện cho con người cả về vật

chất và tinh thần trong xã hội. Những tiến bộ vượt bậc của khoa học trong thế kỷ này đã đưa nền kinh tế thế giới phát triển mạnh mẽ, do đó mức sống nhân loại nói chung lên cao chưa từng thấy. Cho nên khoa học được coi là nền tảng của tiến bộ, là thước đo cho mọi tiến bộ và chuẩn mực của đời sống.

Descartes thể hiện mình với tư cách là người sáng lập chủ nghĩa duy lý châu Âu, tức là cái nhãn quan mà theo đó thì toàn bộ tồn tại chỉ có thể được nhận thức một cách triệt để bằng những phương tiện duy lý. Các nguyên tắc của chủ nghĩa duy lý theo nghĩa rộng của Descartes và các nhà tư tưởng Cận đại khác nghiên cứu vẫn có ý nghĩa bất biến. Một điều mà chúng ta cần thừa nhận là nếu không có các nguyên tắc ấy thì không thể có không chỉ khoa học cổ điển mà cả khoa học hiện đại: Tri thức hậu cổ điển không loại bỏ tri thức cổ điển mà được xây dựng trên chúng nhờ giới hạn, chỉ ra áp dụng của chúng. Vì vậy, mà các tư tưởng của triết học Descartes có ý nghĩa bất biến, chúng ta quan tâm tới ông với tư cách là một nhà triết học.

Descartes cho rằng trình độ phát triển của tư duy triết học là tiêu chuẩn

quan trọng nhất để đánh giá mức độ văn minh của con người và tính ưu việt của dân tộc này so với dân tộc khác. Ông nhấn mạnh: “Chỉ có triết học mới phân biệt chúng ta với thổ dân man rợ, dân tộc nào văn minh hơn, có học thức hơn thì dân tộc đó triết lý tốt hơn” [Trích theo 56, 294]. Sở dĩ như vậy vì “Triết học là sự thể hiện cơ bản nhất sự thông thái của con người không chỉ trong lĩnh vực nhận thức mà cả trong các công việc khác” [Trích theo 56, 294]. Descartes coi triết học là tổng thể tri thức của con người về nhiều lĩnh vực hay siêu hình học được coi là nền tảng của hệ thống thế giới quan. Cái đích chung của mọi khoa học là khám phá ra chân lý.

Descartes đặt ra hai nhiệm vụ cho triết học: Thứ nhất, là xây dựng những nguyên lý, phương pháp luận cơ bản làm cơ sở cho các khoa học khám

người thống trị và làm chủ giới tự nhiên trên cơ sở nhận thức các quy luật của nó. Descartes giải quyết những nhiệm vụ đó bằng cách thay thế triết học tư biện bằng triết học thực tiễn, theo đó nhận biết được sức mạnh của tất cả các sự vật xung quanh chúng ta cũng rõ ràng như chúng ta biết các nghề thủ công khác của những người thợ lành nghề. Từ đó chúng ta có thể sử dụng những lực lượng đó trong tất cả mọi lĩnh vực, trở thành chủ nhân và Chúa tể giới tự nhiên. Triết học nếu hiểu theo nghĩa rộng có thể đem lại lợi ích thiết thực và trực tiếp cho đời sống con người. Còn nếu theo nghĩa hẹp, thì nó chủ yếu phục vụ chúng ta thông qua các khoa học khác một cách gián tiếp, bởi vì như Descartes nói người ta trồng cây để thưởng thức hoa, quả của nó. Nhưng nếu cây không có bộ rễ thì không thể sống và không ra hoa kết quả được. Theo

chúng tôi, đây là quan niệm mang đầy tính cách mạng, khẳng định vai trò của

sự phát triển khoa học đối với đời sống xã hội, bên cạnh đó nó còn là bước tiếp cận ban đầu cho một quan niệm duy vật về bản chất và nhiệm vụ của triết học, coi triết học là của con người, do con người và vì con người. Ông đặt ra nhiệm vụ phải xây dựng một hệ thống triết học mới, khác hoàn toàn với triết học trước đó. Descartes bắt đầu bằng việc phê phán mạnh mẽ các tư tưởng của giáo hội và Kinh viện. Đặt tất cả mọi tri thức mà loài người đạt được từ trước tới giờ dưới sự phê phán của lý tính. Ông cho rằng phải coi lý tính, trí tuệ con người là tòa án thẩm định và đánh giá mọi tri thức, quan niệm mà nhân loại đã đạt được, nghi ngờ mọi cái mà thường ngày ta vẫn cho là đúng.

Nhưng, Descartes nhấn mạnh nghi ngờ là để tìm ra chân lý, đó chỉ là tiền đề

chứ không phải là kết luận.

Descartes thực sự chưa bao giờ là một nhà khoa học hàn lâm, một giảng viên đại học ông quan tâm nhiều đến việc độc lập tìm tòi chân lý, tới việc xây dựng hệ thống triết học riêng của mình. Nguyên tắc sống của ông là “Ai càng ẩn dật, càng sống thú vị” [Trích 14, 40]. Tuy vậy, không có nghĩa là

ông cần phải trở thành người ẩn dật và chạy trốn mọi sự kiện xảy ra trong xã hội.

Nền văn hóa Châu Âu được hình thành bắt đầu từ nửa đầu thế kỷ XVII, nó được diễn ra thông qua những mâu thuẫn và xung đột như: Phong trào chống cải cách giáo hội, mở đầu cuộc chiến tranh 30 năm, sự cầm quyền của giáo chủ Risele ở Pháp, những sự kiện cách mạng năm 1648 tại Anh. Chính vào thời kỳ này xuất hiện những con người biết cách duy trì sự tỉnh táo tới mức không gắn liền lợi ích của mình với những đối đầu chính trị. Họ ý thức một cách chắc chắn rằng tiến bộ xã hội thường không phụ thuộc vào những bão táp chính trị và tất cả những gì diễn ra trên diễn đàn chính trị, mà chủ yếu vào cái bị che đậy khỏi nhãn quan của người quan sát hời hợt, bị cuộc sống hàng ngày lấp đi.

Những con người không cố tình đem đối lập lại phần thế giới còn lại, nhưng cũng không mặn mà với lĩnh vực chính trị. Descartes viết: “Tôi hoàn toàn không bằng lòng với tính cách bất an và hay cáu gắt của những người vốn không có năng lực và cái số làm công việc quản lý xã hội nhưng lại hăng say uổng công vô ích bịa đặt ra những cải tạo mới nào đó. Nếu tôi có thể nghĩ rằng tác phẩm này có điều gì đó làm căn cứ để người ta nghĩ tôi bị điên vì tôi đã rất phiền lòng... chủ ý của tôi không bao giờ đi xa hơn việc cải biến những suy nghĩ riêng và tiến hành việc xây dựng hoàn toàn trên mảnh đất thuộc về tôi” [Trích theo 18, 262]. Mảnh đất mà Descartes nói ở trên đương nhiên là mảnh đất của khoa học.

Khoa học đối với Descartes là tất cả những gì xứng đáng trở thành đối tượng của tư duy tự do và có phương pháp. Khoa học Cận đại khác với triết học Kinh viện tại các trường đại học và cũng khác với những thứ mà các nhà nhân văn Phục hưng đã làm.

xã hội và tư duy con người. Triết học Kinh viện tại các trường đại học là quá chật hẹp với họ. Song, họ không mắc chứng cuồng dại phá hủy hết, kể cả hệ thống giáo dục trước đó, mà vẫn đánh giá nó một cách xứng đáng. Họ đơn giản ưa thích làm việc một cách độc lập, còn trong nhiều trường hợp, họ thành lập các hội tự nguyện những người tự do tìm kiếm tri thức mới. Họ thường không định hướng vào việc thẩm mỹ hóa hoạt động của bản thân, họ xa lạ với yếu tố hư danh vốn đặc trưng cho các hoạt động Phục hưng. Đồng thời họ cũng không chỉ làm việc một cách tập trung. Họ tìm kiếm và tìm thấy những người giống với bản thân mình ở khắp Châu Âu. Họ tích cực trao đổi thư từ, tư tưởng và tiến hành tranh luận, công bố các tác phẩm dành cho những người quan tâm đến những thành tựu khoa học và có khả năng hiểu được những điều đã được công bố. Tuy nhiên, từ đáy lòng mình họ tin tưởng rằng công việc của họ là không uổng công và không bị lãng quên, nếu biết cách bảo tồn kết quả và truyền nó cho thế hệ mai sau. Họ hiểu rằng chính lao động của họ có khả năng đưa xã hội tiến lên đáng kể tới mức không một cái gì khác có thể làm được như vậy. Họ dần dần làm được cho những người cầm quyền cũng có sự tin tưởng như họ, và tất cả họ đã đúng. Trong vài thế kỷ, Châu Âu đã làm cuộc cách mạng công nghệ trong tất cả mọi lĩnh vực hoạt động chưa từng có trong tiền lệ trong lịch sử. Cuộc cách mạng này được gọi là cuộc cách mạng công nghiệp và gắn liền với quá trình đưa những thành tựu khoa học vào sản xuất. Thực hiện bước đột phá trong lĩnh vực công nghệ, châu Âu đã thách thức toàn bộ phần còn lại của thế giới, đặt nó trước 2 vấn đề: hoặc là hiện đại hóa theo mô hình phương Tây, hoặc là sống thảm hại ở bên lề xã hội loài người. Sức mạnh của lời thách thức này được quy định không hẳn bởi trình độ công nghệ tự thân nó mà còn bởi cuộc sống đầy đủ và chất lượng cuộc sống mà nó đảm bảo. Cuộc sống đầy đủ và chất lượng cuộc sống đã trở thành sự quyến rũ mà toàn thế giới không thể chống lại được.

Hiện nay chúng ta đã nhận thấy các thành tựu to lớn của nó mà một trong những người khởi xướng, đặt cơ sở là Descartes.

Descartes là một trong những người đầu tiên viết tác phẩm triết học bằng tiếng Pháp thay bằng tiếng Latinh vẫn quen thuộc dành cho những tác phẩm nghiêm túc. Ông được coi là một trong những người sáng lập văn xuôi khoa học và triết học Pháp.

Descartes còn nổi tiếng là người sáng lập ra hình học giải tích, cùng với Leplit ông là cha đẻ của hình học giải tích. Toán học đối với Descartes là xuất phát điểm để suy ngẫm những vấn đề trở thành cơ bản đối với sự nghiệp sáng tạo của ông. Đó là vấn đề tính xác thực của tri thức và phương pháp luận khoa học. Descartes tin tưởng rằng tri thức có thể tồn tại không cần đến một chỗ dựa dưới dạng quyền uy, tuy nhiên ông cũng ý thức được rằng sự thiếu vắng quyền uy sẽ làm cho tri thức có một chỗ dựa không thật vững chắc. Chúng ta có thể hoài nghi bất kỳ luận điểm nào cho dù nó đáng tin cậy đến đâu đi chăng nữa. Hoài nghi là một sức mạnh phổ biến và khủng khiếp mà không một cái gì có thể tránh được nó. Trong nỗi sợ hãi khi đối diện với nó thì bất cứ người nào làm công việc sản xuất tri thức cũng cố gắng bảo vệ tri thức. Chính vì vậy, mà đa số học thuyết đều tìm kiếm sự bảo vệ dưới bóng của uy quyền hay của các hình thức tổ chức khác nằm ngoài khoa học. Descartes không muốn cam chịu như vậy, bởi nó mãi mãi làm cho người có tư duy độc lập phải sợ hãi. Để khắc phục phải tìm ra cách để chiến thắng sự hoài nghi. Do có sự thống trị của hoài nghi nên không một luận điểm nào được khẳng định hay bị phủ định, vì vậy sẽ xảy ra tình trạng hỗn loạn và chuyên quyền ngự trị trong quan hệ giữa mọi người ngay khi họ bị tước mất quyền uy làm chỗ dựa.

thẳng và một điểm nằm ngoài đường thẳng đó chúng ta chỉ có thể vẽ được một đường thẳng song song với nó và chỉ một mà thôi. Bất kỳ người nào cũng ngay lập tức hay sau suy ngẫm chốc lát đều tin tưởng vào tính không thể hoài nghi được, tính hiển nhiên của các chân lý toán học. Các chân lý toán học không cần tới chỗ dựa bên ngoài, chúng đã được bao hàm trong năng lực chung của mọi người là năng lực nhận biết, hiểu, lĩnh hội. Chính vì vậy, mà toán học đối với Descartes là mẫu mực mang tính cổ vũ, khích lệ, nó chứng tỏ ánh sáng tự nhiên của lý tính, chân lý mọi người tiếp cận tới sẽ được sáng tỏ dưới những tia chiếu của nó. Về nguyên tắc, tri thức không cần ẩn náu đằng sau các thế lực nào và có những đặc điểm sau:

Một là, tri thức không phụ thuộc vào thói tùy tiện của con người, hay nói theo nghĩa hiện đại, nó mang tính khách quan.

Hai là, tri thức dễ tiếp cận với bất kỳ người nào có trí tuệ thông thường. Tri thức như vậy có thể được mỗi người lĩnh hội như một điều hiển nhiên và tự nhiên, mặc dù như vậy không phải không cần đến nỗ lực tinh thần.

Ba là, tính khách quan và tính dễ hiểu đối với mọi người của nó phải căn cứ trên tính tất yếu, tức tính có logic chặt chẽ không thể bác bỏ, mà không trở lên mâu thuẫn.

Descartes đã khái quát những đặc trưng của toán học. Trên thực tế, toàn bộ khoa học hiện đại mà chúng ta biết đến kể cả từ thời học phổ thông, thực sự căn cứ trên những nguyên tắc như vậy, bất kỳ tri thức nào có kỳ vọng đạt đến tính khoa học thì đều phải tuân theo chúng.

Vào thời Descartes người ta mới chỉ xây dựng khoa học trên những nguyên tắc đó. Xét về mặt lịch sử, chúng đóng một vai trò quan trọng vì chúng tạo ra niềm tin ở các nhà khoa học. Thậm chí không thể bắt tay vào hoạt động khoa học nếu không có hy vọng vào sự tồn tại thực sự của tri thức.

một nhãn quan khác. Điều quan trọng đối với chúng ta là ông không hẳn đã khám phá ra một chân lý nào đó, mà quan trọng là quy định lối tư duy hiện đại, trong đó khoa học đóng một vai trò to lớn, nếu không nói là quyết định. Qua tìm hiểu về Descartes, chúng ta thấy lối tư duy của ông đã trở nên quen thuộc tới mức con người không còn để ý tới, không còn nghiên cứu chuyên sâu về chúng. Vậy, Descartes đã giải quyết vấn đề hoài nghi như thế nào?

Theo ông, có thể hoài nghi mọi thứ, trong thế giới hoài nghi vẫn có một ốc đảo niềm tin của mỗi người vào sự tồn tại của bản thân mình. Thiếu niềm tin này không những không thể làm một việc gì đó mà còn không thể sống. Sự kiện tư duy chính là không thể đi xa hơn trong ý định tìm kiếm một cái gì đó đáng tin cậy, xác thực. Con người không cần đến một uy quyền bên ngoài nào để tin vào sự kiện để tin vào sự tồn tại của bản thân mình cho tới khi nó còn tư duy, còn suy nghĩ. Vấn đề ở đây không hẳn là sự tồn tại của thể xác mà chủ yếu là cái mà chúng ta hiểu như là cái “Tôi” của mình. Theo Descartes, cái “Tôi” được tư duy và đang được tư duy đóng vai trò cơ sở không những để lĩnh hội sự kiện tồn tại của bản thân mà còn tạo thành cơ sở cho tính xác thực của mọi tri thức. Nhà khoa học dựa vào tính thống nhất loài (người) mà ông nhận thấy lý tính vốn có của con người. Sự thống nhất này cho phép con người hiểu và lĩnh hội tính toàn vẹn của cái tôi của mình. Trên thực tế điều này có nghĩa là thói tùy tiện của cá nhân bị giới hạn trong phạm vi con người, còn có lý tính và năng lực tư duy không mâu thuẫn với bản thân mình. Do vậy các chân lý khoa học có cơ hội được luận chứng một cách đáng tin cậy.

Descartes tách biệt hai phương thức phát hiện ra các chân lý tất yếu và phổ biến. Đó là trực giác trí tuệ và phép diễn dịch. Theo ông trực giác không chỉ có thể là một hiện tượng thần bí nào đó, mà còn là một hiện tượng của trí

Một phần của tài liệu Triết học duy lý Descartes (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)