Quan niệm nhị nguyên về con người

Một phần của tài liệu Triết học duy lý Descartes (Trang 40)

Học thuyết triết học đối lập vớinhất nguyên luận, đưa ra không phải

một khởi nguyên duy nhất, mà là hai khởi nguyên khác nhau về chất cùng tồn tại song song, nhưng luôn độc lập với nhau, phủ định và đấu tranh với nhau (vật chất và ý thức, thể xác và linh hồn...) làm cơ sở của tất cả những gì tồn

tại trong thế giới này. Nhị nguyên luận có ý đồ điều hoàchủ nghĩa duy

vậtvàchủ nghĩa duy tâm. Thực chất thì triết học nhị nguyên luận tự mâu thuẫn với bản thân mình, vì không thể giải đáp được minh bạch và triệt để vấn đề cơ bản của triết học (quan hệ giữa vật chất và ý thức, tồn tại và tư duy), quan điểm của họ thiếu nhất quán và cuối cùng thường dẫn đến chủ nghĩa duy tâm. Nhị nguyên luận là cơ sở của thuyết tâm vật song hành.

đầu là Luận văn về ánh sáng và phần thứ hai là Luận văn về con người.

Descartes kết thúc Luận văn về con người của mình bằng học thuyết nhị

nguyên luận về con người. Nói đến Descartes, không thể không nói đến học

thuyết nhị nguyên luận. Trong hệ thống triết học của ông, ta thấy hiện lên có hai khía cạnh hoàn toàn khác nhau: khía cạnh tinh thần và khía cạnh thế giới vật chất. Ông công nhận hai thực thể độc lập nhau, có vai trò và tác động quyết định ngang nhau: thực thể quảng tính và thực thể tư duy. Tư duy là ý thức thuần tuý, không trải rộng trong không gian (tức không có quảng tính) và không thể phân chia. Trái lại, thực thể quảng tính hoàn toàn không có ý thức, có quảng tính không gian và có thể chia nhỏ đến vô cùng. Descartes có một quan niệm nguyên tử luận về không gian này. Không gian mà ông gọi là plenum chứa đầy các hạt có kích thước và hình dạng khác nhau. Lý thuyết hạt của Descartes khác với học thuyết nguyên tử của Đêmôcrit ở chỗ nó bác bỏ sự tồn tại của chân không và cho rằng vật chất chia nhỏ được đến vô cùng.

Descartes đi tìm tính chân lý của sự chân thực đúng đắn qua một phương pháp mang tính riêng biệt tạo thành một phương pháp hoài nghi Descartes. Ông đã bắt đầu bằng một nguyên lý mà ông nghĩ là không thể bắt bẻ hiệu quả được: “Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại”. Từ tính chất chắc chắn do sự hiện hữu của thực thể tư duy, Descartes tiến hành xây dựng một hệ thống hoàn chỉnh về kiến thức, Descartes đã lần bước tới sự hiện hữu của Thượng đế (Chúa). Thượng đế (Chúa), theo triết học Descartes, đã tạo ra hai loại chất để tạo nên toàn bộ vạn vật. Loại thứ nhất là chất suy nghĩ, tức tinh thần, loại thứ hai là các chất mở rộng, tức thân thể. Descartes biện hộ cho sự hiện hữu ấy bằng cách đưa ra bằng chứng dựa trên luận cứ mang tính bản thể luận của nhà triết học Trung đại Anselm và bằng chứng dựa trên nguyên nhân đệ nhất, cái chắc chắn tạo ra trong người tư duy ý tưởng về Thượng đế. Như thế, trong khi đạt tới sự hiện hữu của Thượng đế, Descartes cũng với tới thực tại của thế

giới vật lý thông qua Thượng đế. Do đó, thế giới ngoại tại mà chúng ta đang tri giác phải hiện hữu. Như thế, Descartes rơi trở lại sự chấp nhận là thật những cái được chúng ta tri giác một cách rõ rệt và riêng biệt. Và Descartes nghiên cứu thế giới vật chất bằng cách tri giác các nối kết của nó. Ông nhìn thế giới vật chất như có tính máy móc chủ nghĩa, hoàn toàn cách ly với tâm trí, cái độc nhất nối kết giữa hai hữu thể bằng sự can thiệp của Thượng đế. Tới ngang đây, quan điểm của Descartes gần như hoàn toàn mang tính nhị nguyên luận. Bức tranh khái quát về thế giới được Descartes thể hiện trong siêu hình học là:

Là triết gia nhị nguyên siêu hình luận có ảnh hưởng sâu sắc nhất của mọi thời đại, Descartes nhận định rằng thực tại bao gồm hai yếu tố cấu thành: tinh thần và vật chất. Hai bản thể này bao trùm thực tại tổng thể: phi tinh thần là vật chất và ngược lại. Khả năng duy nhất còn lại là sự kết hợp của hai bản thể này. Descartes cho rằng bản chất của vật chất là chiếm hữu không gian, trong khi bản chất tâm linh và siêu hình là thuộc tính riêng biệt của tinh thần. Xét theo phương diện thực tại tối hậu, tinh thần là yếu tố có tính quyết định.

Theo Descartes, sự thực hữu của linh hồn có thể được chứng minh một cách tuyệt đối chắc chắn, dựa trên cơ sở lập luận cho rằng nó tồn tại vượt lên trên mọi hoài nghi. Tính xác thực của linh hồn (đối với Descartes, linh hồn cũng đồng nghĩa với tinh thần) gắn liền với sự kiện là, trong khi nỗ lực phản bác sự tồn tại của linh hồn, người ta tìm thấy chứng cớ biện minh cho sự hiện

Thượng đế

Thực thể quảng tính (vật chất) Thực thể tinh thần

(tư duy)

về sự tồn tại của mình, Nhưng nếu tôi không tồn tại, ai đang nuôi dưỡng và thể hiện mối hoài nghi ấy. Chí ít, chủ thể đang hoài nghi phải tồn tại, Bởi lẽ tôi đang nuôi dưỡng và thể hiện mối hoài nghi ấy, vì thế tôi - chủ thể hoài nghi, phải tồn tại. Tôi không thể hoài nghi sự tồn tại của chính mình. Nhận định cuối cùng của Descartes về lập luận nói trên là: “Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại” (Cogito, ergo sum). Là nhà toán học Descartes ấp ủ giấc mộng cải tổ lại toàn thể các khoa học xây dựng chúng trên những nguyên lý hiển nhiên theo kiểu toán học. Luận điểm “Cogito, ergo sum” được xây dựng trên tinh thần như tiên đề toán học của Oclit.

Descartes đã thể hiện tính triệt để về sự hoài nghi của bản thân mình,

trong Những suy niệm siêu hình học (1641), ông đã sử dụng sự nghi ngờ

quyết liệt hơn và đặt ra hàng loạt những câu hỏi về mọi sự vật hiện tượng, và

ngay cả đối với sự vững chắc của toán học để đi đến khẳng định: Chỉ có một

sự đặc biệt không thể nghi ngờ - tức là điều mà con người bao giờ cũng có thể biết với sự chắc chắn tuyệt đối. Sự nghi ngờ ấy đã trở nên giống như một phương pháp được dùng phổ biến được gọi là phương pháp nghi ngờ của Descartes.

Trong bức thư gửi cho bạn mình Descartes đã giải thích phương pháp nghi ngờ bằng ví dụ sống động. Bạn hãy tưởng tượng rằng bạn có cả một đống những quả táo cần phải cất giữ cẩn thật. Nếu bạn là người khôn ngoan thì bạn sẽ biết rằng tất cả các quả táo bạn định cất giữ phải thật sự tốt, vì nếu có một quả bị hỏng, bị thối thì nó sẽ “lây nhiễm” sang những quả còn lại. Vì vậy, chúng ta phải thẳng tay bỏ đi một cách không thương tiếc dù nó chỉ là một sự trầy xướt nhỏ, nó đã không còn thích hợp. Descartes nói: “Phải đổ cả thúng táo đi khi thấy đã có nhiều quả thối” [14, 364]. Quả táo còn lại thật sự trong cái giỏ mà Descartes lựa chọn phải là quả táo thật đặc biệt, nó thật hoàn hảo, là nhận thức mà không thể nghi ngờ. Nếu vậy thì không tài nào có thể

nghi ngờ được hết tất cả nhận thức của con người, mọi thành quả khoa học sẽ tốn quá nhiều thời gian để xem xét lại.

Mọi việc từ đầu để tránh được vấn đề khó khăn ấy, ông bắt đầu tìm đến câu hỏi: Mọi nhận thức của con người là từ đâu đến? Tôi thấy có hai nguồn gốc của nhận thức: Các giác quan của ta và lý trí của ta. Sự nhận thức về thế giới, về cuộc sống xung quanh đến từ năm giác quan, còn nhận thức về toán học, lôgíc học đến từ lý trí. Nhưng liệu bản thân hai nguồn nhận thức này có đáng nghi ngờ hay không? Ông bắt đầu nghi ngờ những giác quan của mình, các giác quan của chúng ta không thể nào tin cậy được, nó đã bị “Con quỷ vô

hình” khống chế, đánh lừa, không thể tin cậy như nguồn gốc của nhận thức

đúng đắn. Chúng ta không thể chấp nhận trong sương mờ của buổi sáng sớm, trước mặt ta là hình tượng một con người, ta cố gọi họ đợi ta đi cùng nhưng thật sự không phải như vậy, nó chỉ là một tảng đá khi ta đến gần và nhận ra điều đó. Thật sự đôi mắt đã lừa dối chính bản thân chúng ta, ngay cả bây giờ ta vẫn không thể tin rằng trước mặt ta là một tảng đá. Không có cách nào đáng tin cậy để biết chắc rằng cái nào là chân thực, cái nào là giả dối. Ta thấy, quan niệm của Descartes gần giống với quan niệm của Plato về các sự vật cảm tính. Plato cho rằng mọi sự vật trong thế giới chúng ta chỉ tồn tại dưới dạng đơn lẻ, nhất thời, do đó các tri thức mang tính chất chung và bao quát là thuộc về lĩnh vực tinh thần thuần túy, chứ không thuộc về các sự vật cảm tính. Các tri thức của con người không phải là sự phản ánh các sự vật cảm tính, mà trái lại, là bản chất của chúng. Sự vật chỉ là hiện thân của ý niệm. Các ý niệm được coi là tồn tại nói chung, bất biến và vĩnh viễn. Đối với Plato, tri thức, ý niệm về cái bàn, chẳng hạn, được coi là bản chất của những cái bàn cụ thể mà hàng ngày chúng ta nhìn thấy. Plato thừa nhận cơ sở tạo nên mọi sự vật trong thế giới chúng ta là các ý niệm [xem: 56, 185-186].

quan của chúng ta cũng sai lầm, nó đã lừa dối nhưng cũng chính nó đã cho chúng ta biết đó là tảng đá chứ không phải là con người như chúng ta nghĩ, nếu nó bao giờ cũng luôn không chân thực thì bấy lâu người ta không thể tồn tại. Làm sao mà chúng ta có thể dễ dàng tin rằng trên tay bạn đang cầm một cây bút mà không phải là một cái thước hay chỉ là một cái chổi? nếu thật đúng như vậy bạn lấy gì để chứng minh điều đó? Descartes đã cảnh báo rằng bạn sẽ không bao giờ có thể chứng minh được điều đó trong luận cứ nằm mơ của mình. Nhận thức thật sự đáng tin cậy phải đến từ lý tính, từ suy nghĩ chứ không phải đến từ các giác quan đáng nghi ngờ của mình, cũng chính điều này đã giúp ông trở thành một nhà triết học duy lý.

Quan niệm của Descartes không phải là mới, bởi vì từ 2000 năm trước Plato đã cho rằng, chỉ có nhận thức do lý tính tạo ra mới thật sự ổn định và đáng tin cậy. Descartes đã nghi ngờ cả những nhận thức thuần túy bằng lý tính của mình. Sự nghi ngờ thể hiện ở chính cách lý giải, phân tích thông tin mà thị giác chúng ta mang lại. Thị giác đã không lừa dối chúng ta mà chính sự lý giải sai lệch ấy đã làm cho chúng ta vội gọi một tảng đá chứ không phải là con người. Chính trong sự hoài nghi đầy rối ren và luẩn quẩn của mình, Descartes đã phát hiện ra một điều, có một thứ ông không thể nghi ngờ được, đó chính là việc ông đang nghi ngờ. Sự nghi ngờ ấy không thể diễn ra, trong một khoảng không nào cả mà phải có một ý thức tinh thần làm điều đó. Vì thế ông không thể nghi ngờ rằng ông đang tồn tại “Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại”.

Trong khi tôi có thể cho rằng tôi không có thân thể và thế giới cũng không có nốt, thì tôi lại không thể cho rằng tôi không tồn tại. Tôi đã nhìn ra điều này từ sự kiện đơn giản là tôi đang nghi ngờ sự thật của những sự vật khác. Do đó, chúng ta càng nghi ngờ bao nhiêu thì thực chất bạn lại xác nhận bấy nhiêu. Đó là một sự thật, một chân lý đã không hề phụ thuộc vào các giác quan của chúng ta, nó đã tránh được sự nhẫm lẫm của một con qủy vô

hình. Ngay cả con qủy ấy cũng không thể làm ta nghi ngờ về sự nghi ngờ. Nghi ngờ là một sự tư duy hết sức đặc biệt. Descartes đã có một quả táo hết sức hoàn hảo, không thể nào nghi ngờ được sự chân thật của nó để đặt vào giỏ. Rút cuộc “Cogito” là một chân lý tất yếu phi thời gian, nhưng do sự sử dụng có tính hạn chế của Cogito, nó mang tính cá nhân, riêng tư, Descartes đã không thấy hài lòng về chính điều đó, Cogito phải có tính công cộng, để mọi người có thể đọc được nó, tìm thấy nó một cách phổ biến. Descartes cảm thấy rằng nếu đã phát hiện một điều gì đó về Cogito làm cho nó chắc chắn đến như vậy thì cũng có thể phát hiện quy tắc phổ quát, nó sẽ mang lại sự đảm bảo tương tự về tính vững chắc cho các loại nhận thức khác.

Tôi tồn tại là điều không thể nghi ngờ. Tôi tri giác một cách rõ ràng và sáng sủa rằng tôi tồn tại là đúng. Vậy, bất cứ điều gì được tôi tri giác rõ ràng

và sáng sủa là đúng. Trong Những suy niệm siêu hình học ông đã tin chính

điều này sẽ giúp ông thoát ra khỏi sự chắc chắn cá nhân, vươn tới sự chắc chắn rộng lớn hơn, sinh động hơn về nhiều loại nhận thức khác nữa. Sự luẩn

quẩn lại làm Descartes thấy sự phí lý, không thể sai lầm theo cách ấy được.

Rõ ràng và sáng sủa chỉ là các khái niệm tương đối, rõ ràng và sáng sủa có thể đến với bạn nhưng đối với tôi thì nó lại tối tù mù. Không có điều gì có thể ngăn cản được con quỷ vô hình “cài” những ý tưởng cực kỳ rõ ràng vào trong đầu óc để lừa phỉnh chúng ta. Đó chính là lý do giải thích tại sao Descartes phải dựa vào Thượng đế. Phải tiêu diệt con quỷ vô hình, phải dựa vào vị Thượng đế không bao giờ lừa phỉnh ta và luôn đảm bảo rằng bất kỳ “Cogito” nào đi vào đầu óc chúng ta sẽ đều chân thực và đúng đắn.

Từ đó, Descartes đã đi đến chứng minh sự tồn tại của Thượng đế trong đầu óc của tôi ý niệm về một sự tồn tại hoàn thiện. Một tồn tại không hoàn thiện như tôi không thể nghĩ đến một ý niệm của một tồn tại hoàn thiện. Vì thế ý niệm về một tồn tại hoàn thiện phải xuất phát từ chính tồn tại hoàn thiện

đó. Một tồn tại hoàn thiện sẽ không hoàn thiện nếu nó không tồn tại. Vậy, một tồn tại hoàn thiện (Thượng đế) phải tồn tại. Sự nghi ngờ đã trở thành phương pháp ở Descartes cũng đem lại nhiều yếu tố tích cực.

Sự hoài nghi của Descartes đã góp phần phê phán mạnh mẽ các tư tưởng giáo hội Kinh viện, mọi tri thức mà con người đã đạt được từ trước tới

giờ đều dưới sự phê phán của lý tính. Lý tính, trí tuệ con người sẽ là một tòa

án thẩm định và đánh giá mọi tri thức. Nghi ngờ để tìm ra chân lý, nghi ngờ

để tìm đến sự hoàn thiện và chắc chắn chân thực. Chính sự nghi ngờ của mình

Descartes đã xây dựng một hệ thống triết học mới mà điểm xuất phát từ sự phê phán các bậc tiền bối của mình. Cogito được xem là chuẩn mực để đánh giá những suy nghĩ cũng như mọi hoạt động của con người. Cogito là sự cổ vũ mạnh mẽ đối với sự phát triển của các ngành khoa học tự nhiên. Cogito mãi là một phát hiện quan trọng nhất của triết học Phương Tây, đánh dấu sự ra đời của triết học hiện đại cùng với sự cáo chung của triết học Kinh viện tồn tại lâu đời.

Chính phương pháp ấy, cách lý luận không phụ thuộc vào bất kỳ sự kiện hay kinh nghiệm nào, đã dẫn Descartes đến kết luận rằng tri thức tiềm ẩn trong mỗi cá nhân ngay từ khi mới sinh ra, rằng tri thức là các ý tưởng hay nhận thức nội tại. Ông còn tiến xa hơn khi nhận định rằng, không chỉ có tri thức về các quy tắc toán học hay lý luận, các ý tưởng về Thượng đế và linh hồn cũng là bẩm sinh. Theo lập luận của ông, bởi lẽ tư tưởng vận hành không

Một phần của tài liệu Triết học duy lý Descartes (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)