Bên cạnh việc nâng cao trình độ học vấn, kiến thức khoa học - công nghệ, chuyên môn thì việc giáo dục phẩm chất đạo đức, văn hoá lao động công nghiệp, ý chí tự lực, tự cƣờng, ý thức dân tộc, những hiểu biết về môi trƣờng sinh thái, văn hoá, pháp luật cũng là những giải pháp rất cần thiết. Bởi, đạo đức chính là cái gốc để làm ngƣời và đạo đức, văn hoá đạo đức đƣợc coi là yếu tố cơ bản đem lại "sức khoẻ tinh thần", tạo môi trƣờng xã hội lành mạnh để xây dựng nguồn nhân lực:
"Xây dựng con ngƣời Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tƣ tƣởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, lối sống có văn hoá … tự hoàn thiện nhân cách, kế thừa truyền thống cách mạng của dân tộc, phát huy tinh thần yêu nƣớc, ý chí tự lực, tự cƣờng, xây dựng và bảo vệ tổ quốc " [17, tr. 114] .
Con ngƣời Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong lịch sử đã đƣợc rèn luyện và thử thách suốt quá trình xây dựng đất nƣớc, giao lƣu quốc tế. Cho đến nay, đa số các nhà khoa học đã xác định rằng tinh thần yêu nƣớc, ý chí tự lập tự cƣờng là những giá trị truyền thống bền vững của dân tộc. Vì vậy, hôm nay giáo dục truyền thống, trƣớc hết phải giáo dục tinh thần yêu nƣớc, ý chí tự lập tự cƣờng của con ngƣời Việt Nam. Trong điều kiện hiện nay, chỉ quan tâm đến lợi ích vật chất, mà lơ là công việc giáo dục, đặc biệt là giáo dục giá trị truyền thống dân tộc thì sẽ dẫn đến những hậu quả tai hại, làm hƣ hỏng con ngƣời. Hiện nay, trong xã hội ta có tình trạng thanh niên không học hành, không làm việc, chỉ lo ăn chơi, một số ngƣời có chức quyền lại tham ô, buôn lậu, điều đó dẫn đến những tệ nạn xã hội. Câu chuyên "kỳ tích Nhật Bản" và kinh nghiệm của các nƣớc công nghiệp mới Châu Á chỉ ra rằng: công nghiệp hoá, hiện đại hoá chỉ có thể thành công trên cơ sở kết hợp hài hoà giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại, với điều kiện đa số công dân có trình độ học vấn, nghề nghiệp chuyên môn nhất định.
Cần phải phát huy vai trò của gia đình và các tổ chức xã hội để thực hiện nhiều hình thức giáo dục đạo đức và các giá trị truyền thống cho con ngƣời Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ. Trong gia đình, ông bà, cha mẹ phải có trách nhiệm và tri thức giáo dục con cái. Không nên vì chạy theo kinh tế thị trƣờng mà phó mặc cho nhà trƣờng và xã hội. Nhà trƣờng và các tổ chức xã hội phải coi giáo dục đạo đức và giá trị truyền thống dân tộc là một nội dung quan trọng của công tác giáo dục đào tạo.