Nói đến nguồn nhân lực, chất lƣợng nguồn nhân lực của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tức là nói đến những chủ thể tham gia vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên, đó không phải là những chủ thể biệt lập, riêng rẽ, mà là những chủ thể đƣợc tổ chức thành lực lƣợng thống nhất về tƣ tƣởng và hành động. Nói cách khác, nguồn nhân lực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là tổng hợp những chủ thể với những phẩm chất nhất định tham gia vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cần hiểu rằng, "tổng hợp những chủ thể" này không phải là tập hợp giản đơn số lƣợng ngƣời, mà nó là tổng hợp sức mạnh của chỉnh thể ngƣời trong hành động. Sức mạnh này bắt nguồn trƣớc hết từ những phẩm chất vốn có bên trong của mỗi chủ thể và nó đƣợc nhân lên gấp bội trong thực tiễn.
Động lực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là những gì thúc đẩy quá trình này vận động, phát triển. Vì vậy, khi nói "nguồn nhân lực với tính cách là động lực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá" là chủ yếu nói đến những phẩm chất tích cực của "tổng hợp những chủ thể" đƣợc bộc lộ trong quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá và thúc đẩy quá trình này vận động, phát triển. Tuy nhiên, trong hoạt động chủ thể bộc lộ không chỉ những phẩm chất tích cực, mà còn cả những mặt tiêu cực. Vì vậy, điều quan trọng là phải tạo điều kiện tốt nhất để chủ thể phát triển và thể hiện đƣợc tính tích cực, đồng thời hạn chế tối đa mặt tiêu cực của mình. Chất lƣợng nguồn nhân lực giữ vai trò quyết định chủ yếu sức mạnh của nguồn lực con ngƣời, nó bao gồm nhiều yếu tố nhƣ: sức khoẻ, chuyên môn nghề nghiệp, trình độ học vấn, năng lực sáng tạo, khả năng thích ứng, kỹ năng lao động, đạo đức, tâm lý, tình cảm, lối sống… song khái quát lại gồm: thể lực, trí lực và những phẩm chất đạo đức của con ngƣời. Vì vậy để đánh giá thực trạng nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay cần đi vào những yếu tố chủ yếu trên.